![]() |
Trả lời vấn đề này của doanh nghiệp, Cục Thuế có ý kiến như sau: Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo quy định pháp luật nêu thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp hỏi: Trong năm công ty tôi có phát sinh tiền công thuê lao động ngoài 2 lần, mỗi lao động chi trả dưới 2 triệu đồng/lần vào các tháng khác nhau. Vậy công ty có cần lên tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân thuê ngoài này không?
Cục Thuế trả lời: Căn cứ Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tổ chức trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động thuê ngoài làm việc tại công ty không ký hợp đồng lao động nhận thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng và đã có cam kết về việc thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế thì khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân công ty kê khai thu nhập của người lao động tại Phụ lục Bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN./.
Tuấn Nguyễn
URL: https://taisancong.vn/chi-bo-sung-che-do-cho-nguoi-lao-dong-co-bi-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-41598.html
Print© Bản quyền thuộc Trang thông tin điện tử về Tài sản công