TP. Hồ Chí Minh quyết tâm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài củng cố vị thế đầu tàu kinh tế

Sau những kết quả tích cực trong công tác kiểm soát dịch Covid-19 gần đây, TP. Hồ Chí Minh bước vào năm mới với quyết tâm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm củng cố vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước. Theo Tiến sĩ Burkhard Schrage – Giảng viên Đại học RMIT, 3 yếu tố có thể giúp địa phương này gia tăng vốn đầu tư ngoài trong điều kiện bình thường mới.

Ưu tiên phát triển cụm ngành

Liên quan đến yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài, Tiến sĩ Burkhard Schrage cho rằng, yếu tố chính quyết định năng lực cạnh tranh của các thành phố là khả năng tạo ra được các ‘‘cụm ngành’’ nhất định.

Nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của việc đặt các công ty tham gia chuỗi giá trị trong từng ngành ở gần nhau. Ví dụ như công ty nghiên cứu và phát triển y tế nếu được đặt gần công ty sản xuất dược phẩm và công ty phân phối dược phẩm thì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh hơn. Các công ty cũng có thể hợp tác với một trường đại học dược cận kề. Nếu xét về khía cạnh then chốt này, TP. Hồ Chí Minh đang làm rất tốt.

Tiến sĩ Burkhard Schrage: TP. Hồ Chí Minh có nhiều yếu tố hỗ trợ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh Nguyễn Thúy
Tiến sĩ Burkhard Schrage: TP. Hồ Chí Minh có nhiều yếu tố hỗ trợ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh Nguyễn Thúy

Thách thức đối với thành phố là làm thế nào để tiếp tục đà xây dựng các cụm ngành. Chẳng hạn, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh được các nhà hoạch định chính sách và khu vực tư nhân xác định là một cụm để tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc phát triển phần mềm và sản xuất có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, thành phố vẫn cần xem xét nhiều hơn đến việc phát triển các cụm khác để tăng sức hấp dẫn của nơi này đối với nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài.

Đã có những ý kiến thảo luận cho rằng nên xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành một trung tâm tài chính khu vực, tuy nhiên ý tưởng này có thể vấp phải một số thách thức trong trung hạn. Thành phố có thể cân nhắc xây dựng cụm ngành du lịch, không chỉ bao hàm các khách sạn mà còn nhiều bên cung cấp dịch vụ liên quan cho ngành này như tư vấn kinh doanh, kiến trúc, đào tạo và phát triển, hay thậm chí là các doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất đồ vệ sinh cá nhân dùng trong khách sạn. Mặc dù ngành này gần như ngưng trệ trong hai năm qua, du lịch dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2022 và sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ chuỗi giá trị du lịch.

Nhìn chung, có nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh xây dựng nhiều cụm ngành bài bản hơn dựa trên lợi thế về lực lượng lao động, sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố và giới DN, cũng như cơ sở hạ tầng vẫn liên tục được cải thiện.

Hướng tới nền kinh tế tri thức và thành phố thông minh

Nghiên cứu hàn lâm cho thấy những thành phố thu hút được ‘‘lao động tri thức’’ sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn những thành phố không thể tạo ra môi trường thích hợp cho lao động tay nghề cao và sáng tạo.

Trong cuốn sách “Sự trỗi dậy của tầng lớp sáng tạo”, nhà kinh tế học Richard Florida đã chỉ ra rằng trong kỷ nguyên hậu công nghiệp, các thành phố phát triển và thu hút đầu tư bằng cách chuyển đổi trọng tâm từ các ngành nghề sang kiến tạo môi trường đô thị nơi các kiến ​​trúc sư, chuyên viên tư vấn, nhân viên ngân hàng, nghệ sĩ, học giả, hay lập trình viên máy tính, muốn chuyển đến sinh sống và có thể làm việc hiệu quả.

Nếu theo yếu tố này, TP. Hồ Chí Minh cần giải quyết hai thách thức chính về mặt chính sách. Một là thu hút lao động tri thức ưu tú nhất và hai là làm thế nào để thực hiện mục tiêu trở thành ‘‘thành phố thông minh’’ – vừa sử dụng cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn, vừa bền vững về mặt môi trường và gia tăng năng lực đổi mới của thành phố.

‘‘Tương lai của thành phố sẽ xán lạn nếu tính năng động của vùng đất này lẫn tài năng của người dân nơi đây có thể chuyển hoá vào nhiều ngành nghề sáng tạo hơn và nhận được sự hỗ trợ của các cụm ngành vững chắc, cơ sở hạ tầng thông minh cũng như đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn xa’’ – Tiến sĩ Burkhard Schrage cho biết.

Một góc TP. Hồ Chí Minh nhìn từ TP. Thủ Đức. Ảnh Nguyễn Thúy
Một góc TP. Hồ Chí Minh nhìn từ TP. Thủ Đức. Ảnh Nguyễn Thúy

Sẵn sàng đón nhận dòng vốn đầu tư vào công nghệ cao

Yếu tố thứ ba, theo Tiến sĩ Burkhard Schrage, đó là các NĐT nước ngoài thường bày tỏ quan ngại về mặt bằng kỹ năng mềm chung của lực lượng lao động Việt Nam, bao gồm khả năng làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu quả, trong khi các NĐT trong lĩnh vực công nghệ thì lại chủ yếu xem xét đến các kỹ năng cứng.

Thời gian qua, thành phố đã đào tạo được bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin (CNTT) tính trên đầu người trong những năm qua? Có bao nhiêu chương trình đại học về khoa học vật liệu, CNTT, tính toán lượng tử hoặc kỹ thuật sinh học? Đây là những câu hỏi đặt ra khi mà TP. Hồ Chí Minh đang rất cần lực lượng lao động có kỹ năng đáp ứng nhu cầu của các công ty công nghệ.

Như vậy, việc bồi dưỡng lực lượng lao động tay nghề cao đòi hỏi phải có sự góp mặt của các trường đại học hàng đầu, cũng như những cách khác để đào tạo và nâng cao kỹ năng của đội ngũ nhân tài hiện có.

Bên cạnh đó, cần xem xét tạo ra môi trường đô thị có khả năng thu hút và giữ chân lao động tri thức. Các môi trường điển hình mà TP. Hồ Chí Minh có thể xem xét kiến tạo bao gồm kết hợp giữa môi trường nhân tạo (như đường phố, công sở...) với môi trường tự nhiên (công viên, rừng...) và một đô thị sôi động với các hoạt động ngoài trời, đời sống văn hóa phong phú.

Ngoài khía cạnh đầu tư về vốn con người, các công ty công nghệ nước ngoài còn mong muốn được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Họ không sản xuất ‘‘tài sản hữu hình’’ như áo sơ mi hay linh kiện xe hơi, mà là "tài sản vô hình" như mã máy tính, ứng dụng điện thoại, hoặc công nghệ mới để sản xuất năng lượng sạch.

Các NĐT công nghệ cần một khuôn khổ ổn định và có thể dự đoán nhằm đảm bảo quyền sở hữu với các tài sản vô hình được bảo hộ. TP. Hồ Chí Minh nên thực thi nghiêm túc tất cả các quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và cho các công ty công nghệ thấy rằng tài sản quan trọng của họ được bảo vệ.

‘‘TP. Hồ Chí Minh đang đi đúng hướng trong việc thu hút các NĐT nước ngoài vào ngành công nghệ. Điển hình là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất thế giới của Intel mới đây được đầu tư thêm 475 triệu đô la Mỹ. Thành phố cũng đang trở thành trung tâm thu hút các DN khởi nghiệp về lập trình máy tính. Do vậy, việc cần làm hiện nay là đẩy sự năng động này lên một tầm cao mới…’’ – Tiến sĩ Burkhard Schrage khuyến nghị./.

Đ.D

Tin cùng chuyên mục

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Luật Đất đai 2024:  Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024: Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi) là văn bản luật có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI chủ trì tổ chức hội thảo Luật Đất đai 2024: Những nội dung quan trọng doanh nghiệp cần biết thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham dự.
Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Theo nghiên cứu do Visa thực hiện và vừa được công bố cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Làn sóng tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mở ra tương lai đầy tiềm năng của ngành hàng tiêu dùng bán lẻ.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

Tháo gỡ “điểm nghẽn” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP (Nghị định 24) hướng dẫn Luật Đấu thầu năm 2023 có hiệu lực từ 1/1/2024. Các chuyên gia cho rằng, Nghị định 24 đã tháo gỡ nhiều “điểm nghẽn” cho các bệnh viện trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế...
Xử phạt 21 doanh nghiệp kiểm toán, đình chỉ, nhắc nhở 41 kiểm toán viên

Xử phạt 21 doanh nghiệp kiểm toán, đình chỉ, nhắc nhở 41 kiểm toán viên

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2023 đã thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với 21 doanh nghiệp kiểm toán và 3 kiểm toán viên hành nghề. Đình chỉ có thời hạn 17 kiểm toán viên, có công văn nhắc nhở 21 kiểm toán viên do hồ sơ kiểm toán có chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Tin khác

Nguồn nhân lực cho ngành logistics vẫn khan hiếm

Nguồn nhân lực cho ngành logistics vẫn khan hiếm

Báo cáo của Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề - ngành logistics (LIRC) khu vực miền Bắc cho biết, việc thiếu các cơ sở đào tạo và cấp giấy chứng nhận trình độ sơ cấp về lái xe nâng sẽ khiến nguồn nhân lực trong lĩnh vực này trở nên khan hiếm khi số lượng cảng dự kiến tăng trong thời gian tới…
Thủ tướng chỉ đạo nóng về thị trường vàng, yêu cầu thanh tra, xử nghiêm hành vi trục lợi, thao túng

Thủ tướng chỉ đạo nóng về thị trường vàng, yêu cầu thanh tra, xử nghiêm hành vi trục lợi, thao túng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Hà Nội: Đầu tư đường tránh Quốc lộ 21B, huyện Ứng Hòa

Hà Nội: Đầu tư đường tránh Quốc lộ 21B, huyện Ứng Hòa

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 1362/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đường tránh quốc lộ 21B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Bảo đảm dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hoàn thành đúng tiến độ

Bảo đảm dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hoàn thành đúng tiến độ

Qua kiểm tra thực tế dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn Hà Nội cho thấy, TP. Hà Nội đã chủ động, bảo đảm tiến độ các gói dự án thành phần, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Thành phố và các đơn vị đã dồn lực thực hiện dự án; triển khai tốt vai trò cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án.
Bộ Công thương đề xuất nhiều bộ ngành phối hợp điều hành giá điện

Bộ Công thương đề xuất nhiều bộ ngành phối hợp điều hành giá điện

Tại dự thảo quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá điện bán lẻ bình quân, Bộ Công thương vừa trình Chính phủ đưa ra đề xuất các bộ ngành liên quan phối hợp cùng điều hành giá điện.
TP. Hồ Chí Minh hướng tới phát triển xuất khẩu xanh, bền vững

TP. Hồ Chí Minh hướng tới phát triển xuất khẩu xanh, bền vững

Thông tin từ Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, nhằm góp phần đẩy mạnh liên kết hướng đến xuất khẩu xanh thời gian tới, diễn đàn và hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu sẽ được tổ chức tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC) từ ngày 8 đến 11/5/2024.
Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong năm 2024

Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Nghị quyết sẽ khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ, ngành, địa phương.
Năm 2024, ngành dệt may phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD

Năm 2024, ngành dệt may phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD

Với việc đồng loạt các nhà máy đã mở cửa, mở máy khai xuân đầu năm, người lao động quay trở lại làm việc với tỷ lệ khá cao, ngành dệt may phấn đấu trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023.
Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm ở mức âm

Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm ở mức âm

Theo Báo cáo Thị trường Tiền tệ tháng 2/2024 của hãng chứng khoán Rồng Việt Securities (VDSC), Ngân hàng Nhà nước ước tính, tín dụng của toàn nền kinh tế tăng trưởng âm trong hai tháng đầu năm. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 1/2024 là -0,6% và tính đến ngày 16/02/2024 là -1,0%.
Việt Nam cần có hành động cụ thể để không "hụt hơi" trong tăng trưởng

Việt Nam cần có hành động cụ thể để không "hụt hơi" trong tăng trưởng

Theo đánh giá từ các chuyên gia kinh tế, ngay từ bây giờ Việt Nam cần có những định hướng chiến lược, những hành động cụ thể để duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh một cách bền vững để không bị "hụt hơi" trong tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động