Bảo đảm dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hoàn thành đúng tiến độ

Qua kiểm tra thực tế dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn Hà Nội cho thấy, TP. Hà Nội đã chủ động, bảo đảm tiến độ các gói dự án thành phần, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Thành phố và các đơn vị đã dồn lực thực hiện dự án; triển khai tốt vai trò cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án.
Triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Hà Nội dồn lực đảm bảo tiến độ công trình
Thi công gói thầu số 09/TP2-XL của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại huyện Hoài Đức.
Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” kiểm tra thực tế dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội giải ngân hơn 8.713,8 tỷ đồng dự án đường Vành đai 4

Trong buổi sáng ngày 2/3, đoàn giám sát đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 11/TP2-XL tại xã Vân Tảo (huyện Thường Tín), 09/TP2-XL tại xã Song Phương (huyện Hoài Đức) và khu tái định cư tại xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội, đến nay, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên đã phê duyệt phương án và thu hồi đất được 1.321,24/1.395,09 ha (đạt 94,7%), di chuyển 15.836/16.439 ngôi mộ (đạt 96,33%).

Đối với nhóm dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành, dự án thành phần 2.1 (TP. Hà Nội), trên toàn tuyến đường song hành đã tổ chức 32 mũi thi công (23 mũi đường, 9 mũi cầu).

Nhấn mạnh dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được Quốc hội phê duyệt chủ trương với một tư tưởng mới, Đoàn Giám sát của Quốc hội đề nghị TP. Hà Nộị cần chủ động xây dựng kế hoạch tái định cư tổng thể, chuẩn bị quỹ đất tái định cư chung cho các dự án đầu tư công trên địa bàn; phối hợp với các bộ, ngành chủ động tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố…

Về dự án thành phần 3, hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố đang triển khai thực hiện công tác khảo sát địa hình, địa chất, khảo sát vật liệu… phục vụ lập thiết kế kỹ thuật - dự toán của tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP. Đối với nội dung lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố đã hoàn thành lập hồ sơ mời thầu và trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố thẩm định.

Về tình hình giải ngân, thanh toán, đối với TP. Hà Nội, kế hoạch vốn đã bố trí đến nay là 11.964,86 tỷ đồng, đã giải ngân 8.713,801 tỷ đồng, đạt 72,83%; tỉnh Hưng Yên đã bố trí đến nay là 3.652,26 tỷ đồng, đã giải ngân 2.342,06 tỷ đồng, đạt 64,13%; tỉnh Bắc Ninh đã bố trí 2.143 tỷ đồng, đã giải ngân 1.565,755 tỷ đồng, đạt 73,06%.

Dự kiến tiến độ trong năm 2024, với nhóm dự án thành phần 1, thực hiện bồi thường hỗ trợ, tái định cư sẽ tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với 73,85 ha còn lại (Hà Nội 21,02 ha; tỉnh Hưng Yên 34,6 ha; tỉnh Bắc Ninh 18,23 ha) và di chuyển mộ xong trước ngày 31/3/2024. Với các khu tái định cư, phấn đấu hoàn thành trong quý III/2024, trường hợp không kịp hoàn thành thì các địa phương nghiên cứu chính sách tạm cư cho người dân bị ảnh hưởng.

Nhóm dự án thành phần 2, thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành, tập trung huy động toàn bộ nhân lực, thiết bị, máy móc tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục trên toàn tuyến, phấn đấu cơ bản hoàn thành các đoạn tuyến đường song hành trong năm 2025.

Dự án thành phần 3 (dự án đầu tư PPP), tập trung tổ chức lập, phấn đấu trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở đối với Tiểu dự án đầu tư công trong dự án thành phần 3 trong tháng 4/2024, phê duyệt trong tháng 6/2024; phấn đấu phê duyệt hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 3/2024, phát hành trong tháng 4/2024; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, phấn đấu hoàn thành trong quý III/2024, khởi công công trình vào đầu quý IV/2024.

Hà Nội có cách làm mới, tư duy mới về triển khai dự án

Đoàn giám sát cũng đã làm việc với thành phố về tình hình thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại công trường thi công gói thầu số 09/TP2-XL do Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam làm nhà thầu thi công. Đoàn giám sát đánh giá cao TP. Hà Nội và các đơn vị đã dồn lực thực hiện dự án; triển khai tốt vai trò cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.

Nhấn mạnh đến vai trò của Hà Nội là địa phương điều phối triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, TP. Hà Nội quan tâm, phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh huy động đầy đủ 100% nhân lực, máy móc để thi công đồng bộ các dự án thành phần, bảo đảm dự án hoàn thành đúng tiến độ và mục tiêu phấn đấu năm 2024.

Về phía UBND TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, nhận thức dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đôlà dự án quy mô lớn, triển khai khối lượng công việc đồ sộ chưa từng có trên địa bàn thành phố, Hà Nội đã nỗ lực triển khai các dự án thành phần, bảo đảm tiến độ thực hiện nhóm dự án thành phần 1, dự án thành phần 2. Trong đó, Hà Nội đã chủ động huy động các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn, kêu gọi sự hỗ trợ từ các tỉnh lân cận; thường xuyên tổ chức các cuộc họp để chỉ đạo thực hiện, tháo gỡ vướng mắc…

Kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, thành phố đã có cách làm mới, tư duy mới về triển khai các mô hình TOD (lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán) theo dự án; thể hiện tinh thần khai thác hiệu quả các tiềm lực, nguồn lực đất đai. Cơ bản thành phố đã chủ động, bảo đảm tiến độ các gói dự án thành phần, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Ông Nguyễn Đức Hải đề nghị thành phố quan tâm, phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh huy động đầy đủ 100% nhân lực, máy móc để thi công đồng bộ các dự án thành phần, bảo đảm dự án hoàn thành đúng tiến độ và mục tiêu phấn đấu năm 2024.

Diệu Hoa

Tin cùng chuyên mục

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Tin khác

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 567/UBND-TH về triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 7/2/2025 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.
Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Chính phủ tổ chức hội nghị với tất cả các địa phương để rà soát và thúc đẩy làm các nhiệm vụ giải pháp để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới và yêu cầu tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Xem thêm
Phiên bản di động