Bất động sản tại Hà Nội: Thị trường bán lẻ tiếp tục đà tăng trưởng

Tại Hà Nội các hoạt động kinh doanh hầu hết đã trở lại bình thường và dự kiến sẽ mang đến nhiều diễn biến tích cực cho thị trường bất động sản bán lẻ từ quý II/2022.
Bất động sản tại Hà Nội: thị trường bán lẻ tiếp tục đà tăng trưởng
Bất động sản tại Hà Nội: thị trường bán lẻ tiếp tục đà tăng trưởng. Ảnh: TL

Mức giá chào thuê trung bình tăng khoảng 1,48% so với quý trước

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I/2022 của TP. Hà Nội tăng hơn 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 6,8% của quý I/2021. Trong khi tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ giảm 4,6% so với năm 2020, mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây.

Giá chào thuê mặt bằng ở tầng trệt và tầng một (không bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí dịch vụ) tại các trung tâm thương mại ngoài trung tâm giảm do một số dự án có các chính sách giảm giá để thu hút khách thuê mới, cũng như để giữ chân các khách thuê hiện tại. Giá chào thuê trung bình tại tầng trệt và tầng một khu vực ngoài trung tâm đạt 23,6 USD/m2/tháng, giảm 1,14% theo quý và 3,17% theo năm.

Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội, cho biết về nguồn cung, thị trường Hà Nội không ghi nhận dự án mới nào đi vào hoạt động trong quý I/2022. Diện tích sàn bán lẻ cho thuê không đổi trong 15 tháng qua, ở mức hơn một triệu m2.

Về hoạt động thị trường, thị trường dần hồi phục khi các lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ, dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng. Tỷ lệ trống của các địa điểm ngoài trung tâm nhìn chung giữ ổn định so với quý trước đó trong khi tăng 2,6 điểm % theo năm. Mặc dù khu vực ngoài trung tâm chứng kiến tỷ lệ trống không đổi và giá thuê giảm, các dấu hiệu hồi phục được thể hiện rõ ràng hơn tại khu vực trung tâm với giá thuê tăng so với quý trước.

Theo bà An, tại khu vực trung tâm, mặc dù giảm nhẹ 0,45% so với cùng kỳ năm trước, mức giá chào thuê trung bình tăng khoảng 1,48% so với quý trước, đạt 107 USD/m2/tháng do các khách thuê lĩnh vực thời trang, dịch vụ ăn uống và kinh doanh phụ kiện đều chủ động tìm kiếm các địa điểm kinh doanh chất lượng. Tương tự đối với các trung tâm thương mại ngoài trung tâm, tỷ lệ trống tại khu vực trung tâm không biến động nhiều so với quý trước, trong khi tăng khoảng 2,1 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường chứng kiến một làn sóng mở rộng kinh doanh mới từ các tập đoàn lớn. Nhiều nhãn hàng đã lên kế hoạch khai trương cửa hàng mới như Pandora, Muji, Adidas, Anta Sports ở Aeon Mall Long Biên, hay như Giovanni ở Vincom Megamall Royal City. Dự kiến sẽ có thêm hơn 371.000 m2 từ 10 trung tâm thương mại đi vào hoạt động trong giai đoạn từ nay tới năm 2025. Các dự án mới tập trung tại khu vực ngoài trung tâm, trong đó, hai dự án với quy mô lớn là Lotte Mall Hà Nội và Aeon Mall Hoàng Mai sẽ hoàn thành vào năm 2023-2024.

Nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ trong quý II/2022 sẽ tăng và tập trung ở các phân khúc trung và cao cấp

Bước sang năm 2022, khi Việt Nam đã sẵn sàng tâm thế thích ứng an toàn, sống chung với dịch và mở cửa lại thị trường du lịch, nhờ đó, thị trường bán lẻ cũng đã có những tín hiệu phục hồi tích cực.

Theo khảo sát, hiện các phân khúc cao cấp của bất động sản bán lẻ vẫn ghi nhận tình hình hoạt động khả quan, đặc biệt xung quanh khu vực lõi trung tâm Hà Nội. Những giao dịch cho thuê mặt bằng nhỏ ở Tràng Tiền Plaza, Metropole Arcade hay Pacific Place cho thấy các thương hiệu cao cấp vẫn mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Điều này cũng phản ánh niềm tin của các nhãn hiệu cao cấp đối với khả năng phát triển của thị trường Việt Nam.

Bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, nhận định nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ trong quý II/2022 sẽ tăng và tập trung ở các phân khúc trung và cao cấp.

Còn theo số liệu thống kê từ Google (Google Mobility Index), lưu lượng khách tham quan mua sắm tại các trung tâm thương mại tăng so với thời điểm đỉnh dịch Covid-19 trước đó. Vào tháng 8/2021, số lượng lượt khách đến các trung tâm mua sắm và siêu thị tại Hà Nội giảm lần lượt 83% và 54% so với thời điểm trước đại dịch, trong khi các chỉ số này được cải thiện đáng kể vào thời điểm cuối tháng 3/2022, với mức giảm chỉ khoảng 9% so với các chỉ số vào thời điểm trước đại dịch.

Bà An cho rằng, mức tăng trưởng của bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cũng như kế hoạch ra mắt cửa hàng mới của các tập đoàn lớn vào năm 2022, cùng với sự gia nhập thị trường của các nhãn hiệu cao cấp kỳ vọng có thể mang lại ảnh hưởng tích cực cho thị trường bán lẻ vào các tháng tiếp theo./.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản bán lẻ sẽ chưa có nhiều sự chuyển biến lớn. Giai đoạn này các doanh nghiệp bán lẻ vẫn dành thời gian để khảo sát và đánh giá hiệu quả từ các chính sách mở cửa của Chính phủ. Trong giai đoạn 6 tháng cuối năm, thị trường sẽ có những chuyển biến tích cực hơn khi các chính sách mở cửa quốc tế đạt được những hiệu quả nhất định. Cùng với đó, thời điểm cuối năm cũng là dịp các thương hiệu trong nước và quốc tế mở rộng chuỗi kinh doanh, dự kiến thị trường này cũng sôi động trở lại.

Tuấn Việt

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ triển khai cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ triển khai cải cách tiền lương

Các công tác chuẩn bị cho cải cách tiền lương từ 1/7 đang được tích cực triển khai, trong đó có những vấn đề cần được xin ý kiến Bộ Chính trị. Cụ thể như việc bảo lưu tiền lương, thu nhập đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; trợ cấp với các cán bộ, công chức có lương cơ bản thấp…
Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch), có hiệu lực từ 25/4/2024.
Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Để hỗ trợ cung ứng nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành da giày Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu.
Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.

Tin khác

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp được nêu rõ tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đây là bài toán khó về kinh tế, bởi phát triển điện mặt trời mái nhà bên cạnh lợi ích cũng đặt ra nhiều thách thức.
Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, góp phần nối thông cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An, cũng như minh chứng hiệu quả chủ trương xã hội hoá đầu tư cao tốc để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông…
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động