Công bố Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng
Cục An toàn thông tin cho biết, thời gian qua, xuất hiện các chiến dịch tấn công Ransomware nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quan trọng như: tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông… gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến danh tiếng và gián đoạn hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị gặp sự cố.
![]() |
Khẩn cấp phát hành cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng. Ảnh: CANM |
Cuộc tấn công ransomware thường được bắt đầu từ một điểm yếu bảo mật của cơ quan, tổ chức, kẻ tấn công xâm nhập hệ thống, duy trì sự hiện diện, mở rộng phạm vi xâm nhập, và kiểm soát hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức, làm tê liệt hệ thống, nhằm bắt buộc các tổ chức nạn nhân thực hiện hành vi tống tiền mà kẻ tấn công hướng tới.
Đứng trước thực tế cấp bách hiện nay, Cục An toàn thông tin xây dựng cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công Ransomware cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Nội dung của cuốn cẩm nang đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng bước đối phó với một cuộc tấn công mã độc tống tiền.
Bên cạnh một số chỉ dẫn về cách khôi phục hệ thống sau khi phát hiện bị tấn công ransomware, cẩm nang cũng hướng dẫn cụ thể 9 biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu chung là bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Trong 9 biện pháp phòng, chống và giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware được khuyến nghị trong cẩm nang, biện pháp đầu tiên là xây dựng kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu đối với hệ thống, thông tin quan trọng. Tiếp đến là triển khai các biện pháp xác thực mạnh cho tài khoản truy cập hệ thống; chủ động tìm kiếm dấu hiệu tấn công, rà quét mã độc, yêu cầu đơn vị chuyên trách xử lý các mã độc...
Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải pháp phòng chống bị tấn công nên xây dựng kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu đối với hệ thống, thông tin quan trọng. Triển khai các biện pháp xác thực mạnh cho các tài khoản truy cập hệ thống. Chủ động tìm kiếm dấu hiệu tấn công, rà quét mã độc, yêu cầu đơn vị chuyên trách xử lý các mã độc.
Các chuyên gia của Cục An toàn thông tin nhấn mạnh: "Kẻ tấn công thường sử dụng lỗ hổng của các dịch vụ mở công khai trên Internet để xâm nhập vào hệ thống, từ đó leo thang đặc quyền, khai thác sâu vào bên trong các hệ thống quan trọng". Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị phải quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống tấn công mã độc. Trong đó, phải rà quét lỗ hổng thường xuyên để xác định và cập nhật bản vá lỗ hổng, đặc biệt là các lỗ hổng trên các thiết bị mở công khai trên Internet giúp hạn chế bề mặt tấn công, chủ động kiểm soát được các rủi ro, ưu tiên vá lỗi kịp thời cho các máy chủ kết nối Internet cung cấp dịch vụ ra Internet, đảm bảo bản vá lỗ hổng được tải từ nguồn tin cậy…/.
Tin cùng chuyên mục

Thông báo thay đổi pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng
Tin khác

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy
