Cần tư duy đổi mới, đột phá trong quy hoạch "ngăn chặn" tình trạng kéo dài gây đội vốn, lãng phí

Cho ý kiến vào Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, có đại biểu Quốc hội cho rằng, phải có tư duy đổi mới đột phá, giao phân cấp cho chính quyền địa phương nhiều hơn và phải ngăn tình trạng “tiến độ thời gian mênh mông không bờ bến, kéo dài, đội vốn lãng phí”.

Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022, được đánh giá là điểm nhấn trong công tác giám sát của Kỳ họp thứ 3, do đó, ngay đầu giờ đã có 40 đại biểu (ĐB) Quốc hội đăng ký phát biểu.

Phân cấp cho địa phương được quyền quyết định bổ sung nguồn lực

ĐB Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) bày tỏ thống thất với các nội dung trong Báo cáo giám sát của Đoàn Giám sát của Quốc hội. ĐB cho rằng, việc ra đời của Luật Quy hoạch năm 2017 đã đặt ra nền tảng pháp lý quan trọng cho sự phát triển quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật đã quy định rất cụ thể các nội dung mang tính chiến lược phát triển kinh tế tỉnh, vùng, quốc gia, đặc biệt là việc tích hợp phát triển mang tính đa ngành, liên ngành.

Tuy nhiên, ĐB Trần Anh Tuấn cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch trong thời gian tới, chúng ta cần lưu ý việc cân đối nguồn lực trong triển khai các dự án đầu tư. Cần có quy định phân cấp cho địa phương được quyền quyết định bổ sung nguồn lực và danh mục dự án đầu tư mới mang tính cấp bách đó trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn mà không làm gia tăng bội chi ngân sách của địa phương.

Ngăn tình trạng “tiến độ quy hoạch thời gian mênh mông không bờ bến”
ĐB Lê Thanh Hoàn: Cần có chế tài xử lý cụ thể với những trường hợp chậm hoặc không công khai thông tin quy hoạch.

“Cần thống nhất thời kỳ quy hoạch giữa các quy hoạch cùng cấp. Sự thống nhất về thời gian và tầm nhìn quy hoạch cùng cấp thì việc tiến hành triển khai quy hoạch, điều chỉnh các quy hoạch sau này sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn” - ĐB Trần Anh Tuấn nêu ý kiến.

ĐB Nguyễn Thị Lệ (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, việc rà soát các quy hoạch và tính liên kết, đồng bộ trong thực hiện quy hoạch chưa được thực hiện tốt. Đến nay các quy chuẩn chuyên ngành chưa được ban hành nên dẫn đến địa phương gặp khó khăn trong quản lý.

“Tính liên kết và đồng bộ cũng chưa được thực hiện tốt. Chưa có hướng dẫn nội dung thu - chi kinh phí thẩm định lập, quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, tỉnh, huyện. Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh được coi là quy hoạch ngành, ảnh hưởng tới tính thống nhất của quy hoạch sử dụng đất” - ĐB Nguyễn Thị Lệ cho hay.

Để đảm bảo thực hiện tốt Luật Quy hoạch phù hợp với quy hoạch của địa phương, theo nữ ĐB, đồ án quy hoạch đang lập phải phù hợp với địa phương. Các cơ quan trung ương có hướng dẫn về nội dung này để phù hợp quy hoạch tỉnh, đô thị và quốc gia. Các bộ, ngành Trung ương phải hướng dẫn quy hoạch khung để địa phương, xây dựng nội dung tích hợp trong quy hoạch tỉnh, hạn chế sửa nhiều lần.

Có ĐB cho rằng, chúng ta thực hiện Luật Quy hoạch trong bối cảnh khó khăn chồng khó khăn, nếu 31/12/2022 phê duyệt toàn bộ các quy hoạch cũng là thành công.

“Chưa có quy hoạch thì biết đầu tư ở đâu”

ĐB Lý Thị Lan (Hà Giang) đề xuất nội dung quy hoạch tỉnh cần tập trung định hướng tích hợp phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. ĐB cũng cho rằng cần khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tháo gỡ khó khăn trong tổ chức, thực hiện Luật Quy hoạch; tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin liên ngành, liên kết giữa các bộ, ngành và địa phương trong công tác quy hoạch.

Theo ĐB Lý Thị Lan, cần quy định cụ thể hơn về thời gian hoàn thành đối với một số nhiệm vụ giao cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để kịp thời triển khai ngay trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch. Để thực hiện hiệu quả, quy hoạch tỉnh tập trung xây dựng không gian và phân bổ nguồn lực hợp lý.

ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhận định, những hạn chế trong công tác quy hoạch, nguyên nhân chủ quan là phần nhiều. Ông cũng cho rằng, “việc lập quy hoạch có vẻ đang quá sức của nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan”.

Đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ trong quá trình thực hiện cũng như tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nêu con số, hiện nay đã có 41/110 quy hoạch thực hiện xong.

Tuy nhiên, ĐB cho rằng, việc thực hiện Luật Quy hoạch còn chậm đi vào cuộc sống. Cử tri và người dân cả nước bày tỏ đồng tình cao khi Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề về vấn đề này.

Về quy hoạch tỉnh, đồng tình với một số ý kiến phát biểu trước đó, ĐB Nguyễn Tạo cho rằng, cần phân cấp một số nội dung cho chính quyền địa phương như điều chỉnh quy hoạch tỉnh đối với một số vấn đề như xây dựng nông thôn mới. “Điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 5-10 năm khi triển khai thực hiện mới với các dự án công trình hình thành trong tương lai, gắn với kế hoạch quy hoạch sử dụng đất của quốc gia” - ĐB Nguyễn Tạo đề xuất.

Về tiến độ thời gian, theo ĐB Nguyễn Tạo cần phải ngăn tình trạng “tiến độ thời gian mênh mông không bờ bến, kéo dài, đội vốn lãng phí”, phải có tư duy đổi mới đột phá, giao phân cấp cho chính quyền địa phương chịu nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về tài trợ quy hoạch, một số ĐB đề nghị cần ban hành cơ chế chặt chẽ để đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa công tác quy hoạch.

Có ĐB cho rằng, hiện vẫn chưa thực hiện tốt Luật Quy hoạch, “chưa có quy hoạch thì biết đầu tư ở đâu”, có nghĩa đã làm chậm sự phát triển của xã hội.

Quy hoạch treo là vấn đề gây bức xúc rất lớn cho người dân, nhất là người dân sống trong vùng quy hoạch treo. Vấn đề này giảm niềm tin cho người dân, cần ban hành cụ thể thời gian 3 hay 5 năm, nếu không thực hiện thì xóa bỏ và có chế tài cho tổ chức cá nhân không thực hiện theo quy định.

Xử lý trường hợp chậm hoặc không công khai thông tin quy hoạch

ĐB Lê Thanh Hoàn (Thanh Hoá) cho rằng, việc công bố công khai thông tin quy hoạch một số địa phương còn chậm, chưa thường xuyên, liên tục. “Công tác công bố công khai thông tin quy hoạch nói chung thực sự còn rất hình thức, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất và quyền xây dựng” - ĐB Lê Thanh Hoàn nói.

Theo ĐB, việc thực hiện công bố, công khai thông tin quy hoạch, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa thực sự được coi trọng. Đại biểu cho rằng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, sốt ảo đất đai, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai, gây bất ổn thị trường, khiếu kiện về đất đai dẫn đến mất an ninh trật tự tại một số địa phương. Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện được công bố công khai, thông tin chưa được thực hiện nghiêm túc.

Do đó, ĐB Lê Thanh Hoàn đề nghị trong dự thảo nghị quyết giám sát của Quốc hội cần bổ sung quy định về biện pháp, chế tài xử lý cụ thể với những trường hợp chậm hoặc không công khai thông tin quy hoạch, bảo đảm những quy định của pháp luật về quy hoạch được thực thi nghiêm túc trên thực tế./.

M.A

Tin cùng chuyên mục

Thông báo thay đổi pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công

Thông báo thay đổi pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công

Từ ngày 1/3/2025, pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công được chuyển từ Thời báo Tài chính Việt Nam sang Báo Tài chính – Đầu tư, căn cứ theo Quyết định số 388/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trên cơ sở hợp nhất 3 tờ báo: Thời báo Tài chính Việt Nam, Báo Đầu tư và Báo Đấu thầu thành Báo Tài chính - Đầu tư. Báo Tài chính – Đầu tư trân trọng thông báo tới quý khách hàng.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Tại Nghị quyết, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 (còn 8%).
Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng phái đoàn Việt Nam làm việc tại Mỹ, ký loạt thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản, mở rộng hợp tác nông nghiệp song phương.
5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính chung trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14%, nhập khẩu tăng 17,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,67 tỷ USD.
Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.
Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị để giải phóng mặt bằng, quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025, để thúc đẩy tăng trưởng.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Xem thêm
Phiên bản di động