Đầu tư bất động sản ven sông Hồng: "Lướt sóng", "xuống tiền" theo thông tin quy hoạch hay cơn sốt sẽ gặp nhiều rủi ro

Đối với đồ án quy hoạch ven sông Hồng vẫn đang tiếp tục chờ quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng giao thông, kỹ thuật khác nên bất động sản vẫn chưa thể sinh lời nhanh. Do vậy đầu tư "lướt sóng", xuống tiền theo thông tin quy hoạch hay cơn sốt sẽ gặp nhiều rủi ro.
Đầu tư bất động sản ven sông Hồng: Cẩn trọng mất tiền oan
Đầu tư bất động sản ven sông Hồng: "Lướt sóng", "xuống tiền" theo thông tin quy hoạch hay cơn sốt sẽ gặp nhiều rủi ro. Ảnh: TL

Thị trường bất động sản ven sông Hồng vẫn cần thời gian để xây dựng hạ tầng kết nối

Vùng đất bãi bồi ven sông Hồng từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở chạy qua 13 quận, huyện của Thủ đô Hà Nội, diện tích đất bãi, đất ở chiếm trên 7.000ha. Nhưng đến nay, diện tích sử dụng chủ yếu để sản xuất nông nghiệp và xen kẽ trong những khu dân cư sinh sống từ nhiều đời nay đã tồn tại lượng lớn công trình nhà ở chỉ được xây dựng, lắp ghép tạm bợ. Cùng với đó là tình trạng lấn chiếm, xây dựng, sử dụng đất, diện tích mặt nước... sai quy định gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Đánh giá một cách khách quan, cuộc sống của người dân đã tạo ra một không gian văn hóa, giá trị lịch sử đặc trưng của “văn hóa lúa nước”. Hơn 30 năm qua, các chuyên gia trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu nhiều về quy hoạch xây dựng hai bên sông Hồng. Đến thời điểm hiện tại, đồ án chính thức đã được thông qua. Việc này không chỉ mở ra cơ hội tốt cho quá trình kiến thiết Thủ đô giai đoạn mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực to lớn cho thị trường bất động sản (BĐS) dọc hai bên bờ sông Hồng.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, BĐS ven sông được xem là món hàng xa xỉ đối với bất cứ người dân nào. Việt Nam cũng không ngoại trừ, để sở hữu một căn nhà hướng nhìn ra sông hoặc chỉ ở gần sông người mua sẽ phải chi thêm gấp 2 - 3 lần giá tiền so với khu vực xung quanh, thậm chí nhiều vị trí còn có mức cao hơn. Nhu cầu sở hữu BĐS ven sông vẫn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của người mua nhà, đặc biệt đối với nhóm người thu nhập cao.

“Nếu quy hoạch được triển khai đúng tiến độ, thị trường BĐS cũng như đời sống người dân khu vực này sẽ ổn định và nhiều cơ hội phát triển, thuận lợi trong quy hoạch xây dựng một thành phố đa năng trong thời gian tới. Khu vực phía gần sông Hồng sẽ xây dựng những con đường, quảng trường, nhà cửa, phố xá hướng ra sông... từ đó sẽ hút mạnh nhà đầu tư trong và ngoài nước” - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nhìn nhận.

Nhà đầu tư cần tỉnh táo trước thông tin về quy hoạch, sốt ảo

Hiện nay, một số địa điểm ven sông Hồng như: Sơn Tây, Tây Hồ, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì... đã trải qua nhiều đợt sốt đất, thời điểm hiện nay, giá BĐS tăng cao hơn nhiều thời điểm cách đây khoảng một năm. Đơn cử, tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm), đất ở trong khu dân cư giáp tuyến đường làng rộng chừng 2 - 3m đang rao bán ngưỡng 40 triệu đồng/m2, tăng 25%; khu vực giáp đê sông Hồng, xã Tứ Hiệp (Thanh Trì) rao bán 50 triệu đồng/m2, trong khi cách đây một năm khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2. Tương tự, các xã thuộc phân khu đô thị sông Hồng như Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh… (huyện Đông Anh) mức giá cũng đang nằm ở ngưỡng 30 - 50 triệu đồng/m2, tùy vị trí.

Khi cơn sốt đất ở nhiều tỉnh, thành phố chưa có dấu hiệu dừng lại từ đầu năm 2022 đến nay, với việc TP Hà Nội chính thức công bố Đồ án quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng, sông Đuống, khiến cho giới đầu cơ BĐS tiếp tục đứng ngồi không yên, cùng với đó là lượng lớn “cò” đất luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào cuộc.

Mặc dù giá BĐS ở các khu vực ven sông Hồng tăng cao so với thời điểm cách đây 1 - 2 năm, hiện nay cũng được đồn thổi tăng giá mạnh nhưng thực tế khi trao đổi với cơ quan quản lý địa phương sau khi TP Hà Nội công bố Đồ án quy hoạch đô thị ven sông Hồng, giá đất ở địa bàn thông qua hồ sơ chuyển nhượng vẫn ổn định, chưa ghi nhận có sự tăng giá mạnh.

“Trước khi đồ án được công bố, đất ở một số khu vực ven sông thuộc địa bàn huyện đã được đẩy lên mức khá cao rồi. Thông qua hồ sơ chuyển nhượng, chúng tôi thấy giá đất vẫn ngang bằng so với thời điểm cuối năm ngoái, đầu năm nay, chưa ghi nhận địa điểm nào tăng giá mạnh như đồn thổi” - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh Hoàng Anh Tuấn cho hay.

Ở khía cạnh khác, chuyên gia về quy hoạch đô thị - thạc sĩ Trần Tuấn Anh cho rằng, Đồ án quy hoạch đô thị ven sông Hồng, sông Đuống đã được phê duyệt nhưng đây mới chỉ phê duyệt tỷ lệ 1/5.000, để đi vào triển khai cần tiếp tục nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết cho từng khu vực để phù hợp với điều kiện thực tế. Cho nên những người đầu cơ nếu nắm thông tin không chính xác thì rủi ro sẽ rất lớn.

“Thành phố vẫn phải tiếp tục nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết các phân khu đô thị, khu vực chức năng công cộng... nếu chẳng may mua đất vào những vị trí này thì khả năng cao lợi nhuận đâu không thấy mà còn mất cả tiền đầu tư, phần bồi thường sẽ không nhiều vì đơn giá đền bù sẽ căn cứ vào bảng khung giá đất do Nhà nước quy định” - ông Trần Tuấn Anh phân tích.

Trên thế giới nói chung, khu vực châu Á nói riêng đã chứng kiến rất nhiều mô hình đô thị ven sông, sau khi quy hoạch xây dựng mang lại động lực phát triển mạnh cho thị trường BĐS như đô thị ven sông Hàn (TP Seoul, Hàn Quốc), đô thị ven sông Hoàng Phố (Thượng Hải, Trung Quốc) hay đô thị ven sông Singapore (Singapore)... Riêng đối với đồ án quy hoạch ven sông Hồng vẫn đang tiếp tục chờ quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng giao thông, kỹ thuật khác nên BĐS vẫn chưa thể sinh lời nhanh. Do vậy đầu tư "lướt sóng", xuống tiền theo thông tin quy hoạch hay cơn sốt sẽ gặp nhiều rủi ro.

Việc đầu tư vào BĐS ven sông Hồng phục vụ nhu cầu thực và dài hạn rất ít, do vậy giá sẽ chỉ tăng một thời gian rồi sẽ nhanh chóng trở về mức cũ. Vì vậy, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước thông tin về quy hoạch, sốt ảo, bởi đã có rất nhiều nhà đầu tư bị nhấn chìm trong các cơn “sốt đất ảo” hay bởi thông tin ăn theo quy hoạch" - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh./.

D.Thành

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Xem thêm
Phiên bản di động