Điện Biên: Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, sử dụng đất

Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối của từng địa phương; góp phần khai thác phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế- xã hội. Theo đó, những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tập trung vào công tác này giúp cho việc quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn tỉnh phát huy hiệu quả.

Thu từ đất chiếm 13,6% tổng thu ngân sách của tỉnh

Đánh giá về công tác quy hoạch đất đai trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn giai đoạn 2015-2020 và những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay, ông Phạm Đức Toàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, tỉnh Điện Biên đã thực hiện và hoàn thành việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh; lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện (2015-2020) theo quy định. Bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên đã kịp thời phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2011-2020 cho các huyện, thị xã, thành phố theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Điện Biên: Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, sử dụng đất
Điện Biên nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, sử dụng đất. Ảnh TL

Theo đó, quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã dần đi vào nề nếp, đảm bảo kỷ cương luật pháp, nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về đất đai trong nhân dân; phục vụ hiệu quả cho thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo quản lý và sử dụng đất tiết kiệm, khai thác hợp lý.

Cùng với đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng có chất lượng đã tạo điều kiện chủ động trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 5 năm qua, thu ngân sách từ đất (tiền sử dụng đất và đấu giá đất) trên địa bàn tỉnh đã đạt 844,6 tỷ đồng, chiếm 13,6% số thu ngân sách trên địa bàn, góp phần phát huy tốt nguồn lực đất đai, tạo nguồn lực để tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Diện tích đất chưa sử dụng được quản lý chặt chẽ hơn đảm bảo quỹ đất cho các mục tiêu phát triển theo định hướng dài hạn.

Tạo nguồn lực từ đất qua quỹ đất đô thị và khu vực có lợi thế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Một số chỉ tiêu sử dụng đất thấp so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; việc triển khai thực hiện một số công trình, dự án theo Kế hoạch sử dụng đất hàng năm còn chậm, công tác quản lý hồ sơ địa chính, tiến độ thống kê, chỉnh lý biến động đất đai không kịp thời gây khó khăn trong công tác lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình trạng cơi nới, xây dựng trái phép trên diện tích đất đã quy hoạch vẫn xảy ra.

Để hạn chế tình trạng trên và để phát huy hiệu quả quỹ đất, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm tỉnh Điện Biên (2021-2025), phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai để tích hợp vào quy hoạch tỉnh nhằm từng bước quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai trên địa bàn tỉnh, định hướng phát triển nông lâm nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch… tạo môi trường thuận lợi, khai thác tiềm năng thế mạnh thu hút đầu tư.

Đặc biệt, theo ông Toàn, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Điện Biên sẽ đặc biệt chú trọng vào quỹ đất đô thị và khu vực có lợi thế thương mại để quy hoạch và quản lý chặt chẽ, tạo nguồn lực từ đất, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững lâu dài. Đồng thời, quy hoạch mở rộng quỹ đất ở đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về dân số và đô thị hóa… Quy hoạch diện tích đất rừng phù hợp, đảm bảo cân bằng giữa yêu cầu quy hoạch quỹ đất cho phát triển kinh tế- xã hội.

UBND tỉnh Điện Biên sẽ tập trung kiểm soát chặt chẽ việc giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; định hướng các khu vực xây dựng điểm tái định cư, khu vực đấu giá quyền sử dụng đất ngay từ bước thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Đồng thời giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện. Quản lý chặt chẽ quỹ khu vực đã được quy hoạch để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh./.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động