Đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức sẽ trình Bộ Xây dựng trước 15/10

Chậm nhất trước ngày 15/7/2021, UBND TP. Thủ Đức phải báo cáo UBND TP. HCM bộ đồ án quy hoạch, Thành ủy TP sẽ thông qua trước ngày 15/8.

Ngày 25/5, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình về tiến độ thực hiện lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM và đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức.

Theo đó, về công tác lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình giao Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch được Ban Thường vụ Thành ủy TP và Ban Chấp hành Đảng bộ TP thông qua; chậm nhất cuối quý 3/2022 phải hoàn thành công tác lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định đồ án quy hoạch.

Đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức sẽ trình Bộ Xây dựng trước 15/10

TP Thủ Đức sẽ được phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo tương tác cao.

Giao Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Quy hoạch Kiến trúc khẩn trương tham mưu, đề xuất cho UBND TP về kinh phí, nguồn vốn để thực hiện lập đồ án quy hoạch nêu trên theo quy định.

Lãnh đạo TP giao Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện lập đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 song song công tác lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; chậm nhất trước ngày 15/7/2021 phải báo cáo UBND TP thông qua bộ đồ án quy hoạch.

Sau đó hoàn chỉnh đồ án quy hoạch, báo cáo trình Ban Thường vụ Thành ủy TP thông qua đồ án quy hoạch trước ngày 15/8/2021, để kịp trình Bộ Xây dựng thẩm định đồ án quy hoạch trước ngày 15/10/2021.

Kinh phí lập đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách TP. Thủ Đức, phần chuyên môn kỹ thuật sử dụng hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa và đã được thông qua HĐND TP Thủ Đức.

Đồng thời, giao UBND TP. Thủ Đức phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc khẩn trương trình UBND TP xem xét phê duyệt đề cương nhiệm vụ công tác lập quy hoạch chung TP. Thủ Đức theo quy định. Cũng như giao UBND TP. Thủ Đức tổ chức thẩm định và phê duyệt tổng dự toán lập quy hoạch chung TP. Thủ Đức theo quy định.

Lãnh đạo TP giao Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường khẩn trương cung cấp các tài liệu, bản đồ hiện trạng địa chính, địa hình mới nhất có liên quan theo đề nghị của UBND TP. Thủ Đức để UBND TP. Thủ Đức làm cơ sở lập đồ án quy hoạch chung. Đồng thời, cung cấp cho Sở Quy hoạch Kiến trúc để Sở làm cơ sở lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM.

Trước đó, theo báo cáo của Sở Quy hoạch kiến trúc TP, phạm vi lập quy hoạch TP. Thủ Đức bao gồm tổng diện tích đất của 3 đơn vị hành chính quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức trước đây với diện tích khoảng 21.156ha, lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.

Việc lập quy hoạch chung TP. Thủ Đức theo định hướng đô thị sáng tạo, tương tác cao, trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của TP.HCM dựa trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội - môi trường gắn liền với kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và hợp tác phát triển.

Về tính chất đô thị, TP. Thủ Đức hình thành và phát triển trên hệ thống mạng lưới đô thị quốc gia, là đô thị loại I trực thuộc TP. HCM. TP. Thủ Đức là trung tâm hạt nhân phát triển các hoạt động kinh tế tri thức, phát triển kinh tế sáng tạo…

Hiện nay, dân số thường trú tại TP. Thủ Đức là hơn 1 triệu người. Dự báo đến năm 2030, dân số cư trú sẽ đạt mức 1,5 triệu người; đạt từ 1,9-2,2 triệu người vào năm 2040; đạt mức 3 triệu người vào năm 2060. Quy hoạch đô thị sẽ tính toán cho mức dân số tối đa để chuẩn bị cho nhu cầu tương lai.

Theo báo cáo, trên địa bàn TP. Thủ Đức thực thi các dự án chủ lực tạo thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo gồm dự án Công viên phần mềm Quang Trung Thủ Đức; Viện công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo (Sở Khoa học và Công nghệ); Trung tâm tính toán hiệu năng cao; Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn; Viện nghiên cứu tiên tiến (Đại học Quốc gia TP.HCM); Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược phẩm; Khu thực nghiệm công nghệ cao.

Hạ tầng tài chính thương mại gồm 3 cấu phần gồm Trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM (Thủ Thiêm); Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế (Thủ Thiêm); Hệ thống siêu thị và bán lẻ thông minh.

Hạ tầng xã hội gồm 7 cấu phần là hệ thống trường mầm non, trường phổ thông, trường nghề chất lượng cao; hệ thống các bệnh viện, đạt chuẩn quốc tế; hệ thống các không gian mở ngoài trời và các hành lang sinh thái; Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch (Thủ Thiêm); Công viên lịch sử văn hóa dân tộc; sân Golf Thủ Đức; Trung tâm thể thao Rạch Chiếc; Quảng trường Hồ Chí Minh (Thủ Thiêm)./.

V.T (t/h)

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.

Tin khác

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tuyên dương 136 doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2023 được Bộ Tài chính tặng bằng khen; Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tặng giấy khen.
Xem thêm
Phiên bản di động