Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước có "làm khó" bất động sản?

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước có nhiều điểm mới đáng lưu ý, tác động đến thị trường bất động sản.
CHung cu
CHung cu

Có sửa đổi, bổ sung quy định về việc vay vốn

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39 quy định về hoạt động cho vay. Tuy nhiên, một số nội dung trong dự thảo đang khiến cả thị trường hoang mang, lo ngại.

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39 có nhiều điểm mới đáng lưu ý, tác động đến thị trường bất động sản. Theo bản thuyết minh kèm dự thảo, Ngân hàng Nhà nước cho biết có sửa đổi, bổ sung quy định về việc vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở, xây dựng, cải tạo nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà tại điểm c khoản 6 điều 2 Thông tư 39.

Việc sửa đổi, theo Ngân hàng Nhà nước, xuất phát từ thực trạng vừa qua một số tổ chức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản.

Cụ thể, nếu ở điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư 39 chỉ quy định lập phương án, dự án khi thực hiện hoạt động kinh doanh (trừ nhu cầu vốn phục vụ đời sống) thì ở dự thảo, sửa đổi theo hướng lập phương án, dự án cả đối với nhu cầu mua nhà ở, xây dựng, cải tạo nhà ở...

Ngoài ra, tại Điểm b khoản 7 Điều 1 Dự thảo quy định: "Kiểm soát việc cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn theo xác định của tổ chức tín dụng".

Cả hai nội dung đề xuất sửa đổi trên ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Trong văn bản góp ý mới đây gửi Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP.hồ Chí Minh (HoREA) cũng lo ngại, quy định này nếu đưa vào thực thi sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

Cũng theo HoREA, dự thảo sử dụng từ "kiểm soát" việc cho vay mua, kinh doanh bất động sản và kiểm soát việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn, nên đã dẫn đến luồng dư luận cho là Ngân hàng Nhà nước định hướng "thắt chặt" tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả "thắt chặt" cho vay để mua bất động sản cao cấp do đây là khoản vay "có giá trị lớn".

Hệ quả, theo HoREA, là các tổ chức tín dụng "ngại" hoặc "không dám" cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở, hoặc vay để xây nhà, sửa chữa nhà, mà điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam - cho biết dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 39 có một số điểm sửa đổi theo hướng tích cực, nhưng cũng có nhiều điểm nên xem xét lại.

Thứ nhất, theo ông Đính, việc kiểm soát các khoản vay "có giá trị lớn" nhưng được quy định một cách chung chung rất có thể sẽ "bóp nghẹt" thị trường bất động sản. Ông giải thích, việc không giới hạn giá trị khoản vay dẫn đến tình trạng nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó cho người vay mua bất động sản.

"Cần phải quy định rõ giá trị lớn thì lớn ở đây là bao nhiêu. Mua căn hộ giờ tầm trung cũng 3-4 tỷ đồng rồi. Ngay cả nhiều người mua những bất động sản giá trị vài chục tỷ đồng, nhưng họ mua để làm cơ sở sản xuất kinh doanh thì sao? Nhu cầu mua nhà ở hay kinh doanh đều là nhu cầu bức thiết, chính đáng, cần xem xét thận trọng để tránh tình trạng làm khó cho người mua nhà với nhu cầu thật, làm thị trường ách tắc", ông Đính đề xuất. Ông lo ngại tình trạng không rõ ràng ở quy định này có thể khiến cả người mua nhà và các tổ chức tín dụng gặp khó.

Đối với quy định "lập phương án, dự án cả đối với nhu cầu mua nhà ở, xây dựng, cải tạo nhà ở", ông Đính cũng cho rằng không hợp lý, cần bãi bỏ. "Họ chỉ có nhu cầu mua nhà ở, sửa chữa xây dựng nhà, vì sao phải lập phương án chặt chẽ như thế. Đối với những ai đầu cơ mới cần có phương án cụ thể", ông Đính nhấn mạnh.

Kiểm soát chứ đừng bóp nghẹt

Tại báo cáo phục vụ chất vấn gửi Quốc hội tại kỳ họp vừa diễn ra, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc mua nhà ở tự sử dụng, tiêu dùng, hay nhu cầu vay mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân hay nhà ở thương mại giá rẻ... sẽ được tạo điều kiện. Tuy nhiên, với những đề xuất mới đưa ra tại dự thảo, không ít người mua nhà cảm thấy lo lắng.

Chị Minh (Hà Đông, Hà Nội) dự định vay thêm ngân hàng để mua một căn hộ chung cư có giá khoảng hơn 3 tỷ đồng. Chị lo ngại thời gian tới việc vay mua có thể khó khăn hơn, ước mơ sở hữu một căn nhà lại càng trở nên xa vời khi nguồn lực tài chính còn khó khăn.

Một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhận xét, quy định tại dự thảo sửa đổi Thông tư 39 sử dụng từ "kiểm soát" việc "cho vay mua, kinh doanh bất động sản" và "kiểm soát" việc "cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn" khá chung chung. Điều này có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng "ngại" hoặc "không dám" cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở hoặc vay để xây nhà, sửa chữa nhà.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, nhiều ngân hàng thương mại thậm chí đang "thừa tiền" mà không thể cho dòng tiền lưu chuyển, dù bất động sản vốn là lĩnh vực mang lại tỉ suất lợi nhuận cao cho ngân hàng. Ở một góc độ khác, việc ngân hàng ứ đọng vốn, trong khi bất động sản và hàng chục ngành nghề sản xuất đi theo phải chịu cảnh nằm im chịu trận là một nghịch lý khó hiểu.

"Giai đoạn 2019 -2021, đóng góp của riêng bất động sản trong GDP đã là 14% nhưng giờ lại chịu kiềm chế bởi một quy định rất "giấy tờ" như vậy, theo tôi là nhìn nhận chưa đầy đủ về vai trò của lĩnh vực này. Ở góc độ thị trường, điều này cũng đi ngược quy luật", vị này nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản, đưa ra các đề xuất để kiểm soát nêu trên, Ngân hàng Nhà nước lấy lý do bởi thời gian qua "một số tổ chức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản". Ông Đính cho rằng, đây là tư duy "không quản được thì cấm", vô tình khiến cho nhu cầu chính đáng của người dân trong việc tiếp cận bất động sản bị cản trở, nhu cầu tiếp cận vốn của doanh nghiệp khó khăn.

Ông Đính nhắc lại bài học hơn 10 năm trước đây, việc bóp nghẹt van tín dụng cho người vay mua nhà, đầu tư mua bán bất động sản làm thị trường khó khăn. Thị trường phải mất rất nhiều thời gian sau đó để hồi phục. Ông lo ngại nếu bây giờ tính toán không cẩn thận thì thị trường có thể rơi vào cảnh "đóng băng". Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia về ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế với nguy cơ lạm phát hiện hữu.

"Nhu cầu mua nhà để ở, mua bất động sản để đầu tư, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh… đều là chính đáng. Nếu không tiếp cận được vốn, thị trường bất động sản đồng nghĩa với việc bị nghẽn đầu ra. Ngay cả ngân hàng cũng khó khăn, những dự án cho vay rồi mà đứng yên thì cũng nợ xấu", ông Đính phân tích. Thay vì quy định "siết chặt" như vậy, ông cho rằng cần có định hướng để nâng cao năng lực của tổ chức tín dụng, tăng cường năng lực giám sát sử dụng nguồn vốn vay, đảm bảo thu hồi nợ…

"Đồng ý là cần kiểm soát một số đối tượng nhưng cũng có những điều cần khuyến khích. Theo đó cái gì có lợi cho thị trường, cho nền kinh tế thì cần được khuyến khích chứ đừng bóp nghẹt", ông Đính nêu quan điểm.

DH (TH)

Tin cùng chuyên mục

Thông báo thay đổi pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công

Thông báo thay đổi pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công

Từ ngày 1/3/2025, pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công được chuyển từ Thời báo Tài chính Việt Nam sang Báo Tài chính – Đầu tư, căn cứ theo Quyết định số 388/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trên cơ sở hợp nhất 3 tờ báo: Thời báo Tài chính Việt Nam, Báo Đầu tư và Báo Đấu thầu thành Báo Tài chính - Đầu tư. Báo Tài chính – Đầu tư trân trọng thông báo tới quý khách hàng.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Tại Nghị quyết, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 (còn 8%).
Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng phái đoàn Việt Nam làm việc tại Mỹ, ký loạt thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản, mở rộng hợp tác nông nghiệp song phương.
5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính chung trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14%, nhập khẩu tăng 17,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,67 tỷ USD.
Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.
Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị để giải phóng mặt bằng, quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025, để thúc đẩy tăng trưởng.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Xem thêm
Phiên bản di động