Được "phá băng" thị trường bất động sản đang dần phục hồi

Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ ban hành mới đây được xem như là giải pháp “phá băng” cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Sau các chỉ đạo nóng của Chính phủ, “tảng băng” đang đè nặng lên thị trường bất động sản đang dần tan khi thị trường rục rịch hoạt động trở lại. Vậy, doanh nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị gì khi thị trường bất động sản phục hồi?

Dòng vốn được khơi thông, tác động tích cực đến thị trường

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư…, nhằm khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Doanh nghiệp, nhà đầu tư chuẩn bị gì khi thị trường bất động sản phục hồi?
Dự báo thị trường bất động sản sẽ ấm hơn vào cuối quý II/2023. Ảnh: TN

Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, nguồn vốn bơm vào thị trường đôi khi tạo ra niềm tin rất lớn. Người dân, doanh nghiệp bắt đầu đầu tư trở lại, sẵn sàng xuống tiền. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường.

Cùng quan điểm, ông Trần Khánh Quang - Tổng giám đốc công ty đầu tư Bất động sản Việt An Hòa cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng sẽ mang lại tâm lý tích cực lên thị trường bất động sản. Với khoảng 1,5 - 2% tín dụng tăng thêm, số tiền được “bơm” vào nền kinh tế là khá lớn, lại tập trung trong thời điểm khó khăn. Do vậy, việc nới room tín dụng hay hạ lãi suất vay sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp nhiều lĩnh vực, bao gồm bất động sản.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trong quý II/2023, Chính phủ sẽ tập trung sửa đổi và xử lý những vấn đề vướng mắc về thủ tục đầu tư với các dự án nhóm nhà ở gồm: dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo nhà chung cư cũ… Do vậy, dự báo thị trường bất động sản sẽ ấm hơn vào cuối quý II/2023.

Sau chỉ đạo nóng của Chính phủ, các doanh nghiệp bất động sản đã hoạt động trở lại. Cụ thể, mới đây Hưng Thịnh Land cũng rục rịch giới thiệu dự án 9X An Sương tại khu Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh ra thị trường. Theo thông tin từ doanh nghiệp này thì dự án được xây dựng trên diện tích 9.500 m2, với 2 block chung cư cao 25 tầng nổi và 1 tầng hầm với gần 800 căn hộ từ 1 tới 3 phòng ngủ.

Đại diện Sunshine Sài Gòn cũng chia sẻ kế hoạch khởi động và mở bán trở lại các toà căn hộ S2, S3, S4 dự án Sunshine Sky City tại TP. Hồ Chí Minh. Tại Bình Dương, Phú Đông Group chuẩn bị mở bán một dự án căn hộ thuộc phân khúc giá bình dân là Phú Đông Sky One.

Một số doanh nghiệp bất động sản lớn khác cũng bắt đầu trở lại cuộc đua bán hàng như Vingroup rục rịch phân khu mới tại Vinhome Grand Park, Rioland với chung cư MT Eastmark City tại TP. Thủ Đức; Vạn Phúc cũng dự kiến giới thiệu dòng sản phẩm chung cư cao cấp trong Khu đô thị Vạn Phúc City…

Cần xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, tránh đầu tư dàn trải

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc ngân hàng giảm lãi suất sẽ mang đến 3 tác động tích cực cho cả bên bán và bên mua. Theo đó, giá bán của các chủ đầu tư cũng như chi phí giá vốn sẽ được giảm xuống và trở nên hấp dẫn hơn. Điều này được tạo ra bởi chủ đầu tư tiếp cận được nguồn vốn vay ở mức lãi suất hợp lý hơn trước, vậy nên chính sách giá bán cũng sẽ thu hút hơn, thúc đẩy thanh khoản trên thị trường bất động sản. Với những dự án đang dang dở cũng như dự án mới, các công ty bất động sản sẽ được nhận thêm nguồn lực để tiếp tục hoàn thiện và triển khai, bổ sung nguồn cung cho thị trường.

Doanh nghiệp, nhà đầu tư chuẩn bị gì khi thị trường bất động sản phục hồi?
Lãi suất vay vốn giảm, nhu cầu mua tới từ khách hàng sẽ được gia tăng, khiến cho thị trường trở nên tích cực hơn. Ảnh: TN

Về phía khách hàng, trước đây lãi suất cho vay ở mức cao tạo ra rào cản lớn để đưa ra quyết định mua bất động sản. Nhưng nay lãi suất vay vốn giảm, nhu cầu mua tới từ khách hàng sẽ được gia tăng, khiến cho thị trường trở nên tích cực hơn.

Tuy nhiên tác động của việc giảm này sẽ có sự phân hóa giữa các chủ đầu tư dự án và giá trị bất động sản. Thực tế, nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua đã phải “trả giá” cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính, đầu tư dàn trải và gẫy dòng tiền đột ngột khi việc tiếp cận nguồn vốn trở nên khó khăn.

“Bên cạnh kiến thức cơ bản, nhà đầu tư nên chọn các dự án được thực hiện bởi chủ đầu tư uy tín, pháp lý đầy đủ, vị trí thuận lợi. Về mục đích vay cho loại hình bất động sản, nhà đầu tư nên cân nhắc cho nhu cầu thật, mục đích mua để sản xuất, để kinh doanh hoặc để dành cho đầu tư lâu dài” - TS. Cấn Văn Lực đưa ra lời khuyên.

Khi thị trường đang trở nên tích cực hơn, các doanh nghiệp, chủ đầu tư cần làm gì để tận dụng cơ hội? TS. Cấn Văn Lực cho rằng, điều quan trọng nhất là kế hoạch tài chính, số tiền muốn vay và dòng tiền của bản thân. Các dòng tiền đều đặn có thể kể đến như lương, thu nhập cho thuê từ tài sản và dòng tiền bất thường như bán tài sản, thừa kế. Bên cạnh đó, các thông tin về mức lãi suất cho vay, cách tính lãi, mức lãi suất phạt, phí phạt, lịch trả nợ đều phải được xây dựng, tìm hiểu, chủ động về nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ.

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu nhà đầu tư có nguồn tài chính lành mạnh, thu nhập ổn định có thể xem xét đến tỷ lệ đòn bẩy 40 - 50% (vốn tự có) và 50 - 60% (vốn vay mượn), ngược lại thì nên xem xét tỷ lệ thấp hơn. Trong bối cảnh lãi suất như hiện nay, việc dùng đòn bẩy tài chính nên ở mức độ vừa phải.

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực khuyên, trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư cũng cần trang bị thêm cho bản thân những kiến thức cơ bản về thị trường bất động sản cũng như yếu tố về pháp lý, quy hoạch, đầu tư công, kinh tế vĩ mô. Những kiến thức này cơ bản có thể đánh giá được về tiềm năng triển vọng của thị trường. Quan điểm của các chuyên gia và đơn vị tư vấn uy tín cũng nên được nhà đầu tư tham khảo./.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.

Tin khác

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Xem thêm
Phiên bản di động