Giai đoạn từ 2045 - 2050, Hải Phòng sẽ vào nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt Quyết định số 323/QĐ-TTg điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Hải Phòng sẽ vào nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
Giai đoạn từ 2045 - 2050, Hải Phòng sẽ vào nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới
Giai đoạn từ 2045 - 2050, Hải Phòng sẽ vào nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới. Ảnh: TL

Bản quy hoạch được xây dựng với nhiều mục tiêu phát triển cụ thể giai đoạn 2045 – 2050, trên diện tích gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Hải Phòng, với tổng diện tích theo thống kê quốc gia đến năm 2020 khoảng 1.526,52km2.

Theo đó, giai đoạn 2045 – 2050 Hải Phòng sẽ trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

Có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường hàng không và đường thủy nội địa; trọng điểm dịch vụ logistics và du lịch; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển.

Mạng lưới logistics khoảng 2.200 - 2.500 ha, gồm: trung tâm logistics quốc tế và cấp vùng ở khu vực Đình Vũ – Cát Hải; các trung tâm logistics cấp thành phố, trung tâm logistics chuyên dụng, trung tâm logistics hỗ trợ gắn với các đầu mối giao thương chính.

Ngoài ra, bố trí các khu logistics gắn với khu vực sản xuất công nghiệp, cảng sông, cảng biển và các trung tâm, đầu mối vận tải khác. Đồng thời, Hải Phòng sẽ đề xuất điều chỉnh ranh giới khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải để bổ sung đất phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng tại Tràng Duệ 3, Lạch Huyện, Bến Rừng 2, Tam Hưng - Ngũ Lão, đảo Cái Tráp.

Về định hướng phát triển vùng không gian ven biển, Hải Phòng tiếp tục ưu tiên phát triển các chức năng cảng, dịch vụ cảng, khai thác cải tạo luồng lạch, hệ thống đường dây đường ống kỹ thuật, không gian du lịch, vui chơi giải trí và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Dự báo, dân số Hải Phòng đến năm 2040 sẽ tăng lên khoảng từ 3,9 đến 4,7 triệu người, Trong đó dân số đô thị khoảng từ 3,2 đến 4,0 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa từ 80 đến 86%. Diện tích đất xây dựng đô thị sẽ tăng lên khoảng 72.000 - 73.000 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 25.500 - 26.500 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 47.500 - 48.500 ha.

Về mô hình không gian đô thị, Hải Phòng sẽ phát triển từ mô hình “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh" thành mô hình “Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh" với cấu trúc không gian đô thị gốm hai vành đai - Ba hành lang - Ba trung tâm và các đô thị vệ tinh.

Trong đó, hai vành đai kinh tế gồm: Vành đai kinh tế ven biển phát triển dịch vụ - du lịch - đô thị hướng ra biển; Vành đai kinh tế công nghiệp dịch vụ từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thuỷ Nguyên), phía Tây (dọc quốc lộ 10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) kết nối với mạng lưới khu, cụm công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng.

Ba hành lang cảnh quan gồm: Hành lang sông Cấm, sông Lạch Tray và Văn Úc.

Ba trung tâm đô thị và các đô thị vệ tinh gồm Trung tâm đô thị lịch sử và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; Trung tâm thương mại, tài chính quốc tế (CBD) ở Hải An và Dương Kinh và Đô thị sân bay Tiên Lãng. Các đô thị vệ tinh gồm các đô thị trong vùng sinh thái biển, nông nghiệp, nông thôn.

Với định hướng phát triển hạ tầng đô thị thông minh, Hải Phòng sẽ xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh tại các đô thị mới; trung tâm ứng dụng chương trình kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu Bigdata khu vực Đông Nam Á ở Dương Kinh.

Đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu về dịch vụ thông tin, viễn thông của người dân và các hoạt động trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số vào công tác quy hoạch đô thị, quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng đô thị, các dịch vụ công, các hoạt động xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch và trong các lĩnh vực kinh tế khác.

Theo bản quy hoạch, Hải Phòng sẽ nâng cấp trung tâm tài chính - thương mại và hội chợ triển lãm tại Lê Chân, Hồng Bàng. Xây dựng mới khu trung tâm thương mại tài chính tầm cỡ quốc gia, quốc tế (CBD) tại Hải An, Dương Kinh; các khu trung tâm dịch vụ thương mại mới gắn với dịch vụ cảng hàng không (Cát Bi, Tiên Lãng), đô thị mới Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên) và đô thị mới phía Tây (An Dương).

Phát triển khu thương mại tự do trong khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Hình thành các tuyến phố thương mại, dịch vụ, cửa hàng miễn thuế. Xây dựng chợ đầu mối nông sản, thuỷ sản ở Đồ Sơn, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão.

Hải Phòng cũng sẽ hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp quốc gia, khu cấp thành phố và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ tại Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Dương,...

Xây dựng hệ thống chợ đầu mối nông sản, thủy sản ở Hồng Bàng, Thủy Nguyên Nguyên, Đồ Sơn, An Lão, Vĩnh Bảo. Xây dựng mới trung tâm dịch vụ nghề cá ở Thủy Nguyên, trung tâm hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc ở Bạch Long Vỹ, khu neo đậu tàu tránh bão vùng giáp bờ ở Cát Hải, vùng xa bờ ở Bạch Long Vỹ.

Cũng theo nội dung bản quy hoạch, phấn đấu đến năm 2030 Hải Phòng sẽ có mạng lưới du lịch chất lượng cao, đủ khả năng đáp ứng cho 30 - 35 triệu lượt khách, đến năm 2040 con số đó sẽ nâng lên khoảng 35 - 40 triệu lượt khách. Trong đó, khu du lịch - dịch vụ Đồ Sơn sẽ phát triển thành trung tâm du lịch quốc tế với thể thao vui chơi giải trí, tín ngưỡng và các lễ hội biển.

Phát triển khu vực Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vỹ thành du lịch dịch vụ kết hợp bảo vệ, giữ gìn hệ sinh thái. Hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới.

Hình thành tuyến du lịch di sản văn hóa: Cái Bèo - Tràng Kênh - Bạch Đằng Giang - Núi Voi - Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Khu tưởng niệm Nhà Mạc, khu phố cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc; bảo tồn, phát huy giá trị các khu vực liên quan tới cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên dòng sông Bạch Đằng.../.

TQC

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.
Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tin khác

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tuyên dương 136 doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2023 được Bộ Tài chính tặng bằng khen; Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tặng giấy khen.
Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, tạo nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính đang tích cực triển khai Đề án, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động