Giao dịch nhà liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận "hút khách"

Lo ngại lạm phát, nhà đầu tư trú ẩn vào bất động sản khiến giao dịch nhà liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có xu hướng tăng mạnh đầu năm 2022 và đnag mang lại lợi nhuận lớn đến từ lực cầu mạnh mẽ của người mua nhà.
Giao dịch nhà liền thổ tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có xu hướng tăng mạnh
Giao dịch nhà liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có xu hướng tăng mạnh. Ảnh: TL

Theo khảo sát từ các công ty nghiên cứu thị trường, do quỹ đất khan hiếm, pháp lý siết chặt nên nguồn cung nhà liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh sụt giảm mạnh từ năm 2020 đến nay. Tuy nhiên, nhu cầu với loại hình này không hề suy giảm, trái lại phân khúc nhà liền thổ vẫn mang lại lợi nhuận lớn đến từ lực cầu mạnh mẽ của người mua nhà. Điều này tạo cơ hội cho các đô thị vệ tinh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An phát triển hàng loạt dự án biệt thự, nhà phố quy mô lớn kéo theo các nhà đầu tư đổ về khu vực này.

Theo số liệu từ Cushman & Wakefield, trong khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường chứng kiến sự dịch chuyển của nhiều “ông lớn” bất động sản (BĐS) ra các khu vực lân cận TP. Hồ Chí Minh với nhiều dự án nhà liền thổ được phát triển. Tổng nguồn cung nhà liền thổ tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, bao gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, tính từ 2004 đến nay đạt 50.000 căn. Trong đó, nguồn cung tại TP. Hồ Chí Minh chiếm 49% với 24.500 căn. Trong quý 1/2022, tại TP.HCM đã có 4 dự án cung cấp 200 căn ra thị trường.

Về giá bán, mức giá bán nhà liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh cao hơn 3 lần so với giá bán tại các tỉnh lận cận. Cụ thể, giá bán trung bình tại TP.Hồ Chí Minh đạt 173 triệu đồng/m2, tăng 30% theo quý và tăng 42% theo năm. Giá bán trung bình tại các tỉnh lân cận đạt 60 triệu đồng/m2, tăng 6% theo quý và 46% theo năm. “Nhà liền thổ tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng. Dự báo đến cuối năm 2022, nguồn cung nhà liền thổ tại những tỉnh lân cận sẽ sôi động hơn TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh làn sóng đầu tư ra các khu vực ngoài trung tâm vẫn không ngừng tăng nhiệt”, Cushman & Wakefield dự báo.

Tương tự, số liệu từ Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, từ năm 2021 đến nay, với quỹ đất sẵn có lớn, giá đất hợp lý và cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện, Đồng Nai, Bình Dương, Long An đang vượt qua TP. Hồ Chí Minh về cả nguồn cung và lượng giao dịch nhà liền thổ. Năm 2021, nguồn cung sơ cấp của Đồng Nai nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh khoảng 130% và lượng giao dịch nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh khoảng 160%. Bình Dương, Long An cũng có nguồn cung sơ cấp cao và lượng giao dịch cao hơn nhiều lần TP. Hồ Chí Minh.

Dự kiến đến năm 2024, Đồng Nai sẽ có hơn 17.700 căn, nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh 105%. Long An dự kiến có thêm khoảng 10.000 căn, Bình Dương vào khoảng 7.400 căn do trọng tâm thị trường này là căn hộ hơn là nhà ở liền thổ. Nhu cầu tìm kiếm BĐS tại các thị trường tỉnh như: Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng trung bình từ 10-31% trong tháng 1/2022 và tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng 17-25% trong tháng 2/2022.

Riêng phân khúc biệt thự, nhà liền kề ghi nhận mức độ quan tâm tìm kiếm tăng từ 50-55% so với cùng kỳ năm 2021. Xét về nguồn cung, trong khi TP. Hồ Chí Minh có lượng tin rao bán nhà liền thổ tăng 24% và chủ yếu tăng ở loại hình nhà liền kề và một số sản phẩm hạng sang, các thị trường vệ tinh lại ghi nhận số lượng sản phẩm rao bán tăng từ 25-75%.

Đây cũng là thị trường chính cung cấp nguồn cung biệt thự, nhà phố trung - cao cấp cho thị trường phía Nam trong quý 1/2022. Lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu ở những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Giá bán sơ cấp phân khúc này cũng ghi nhận tăng 5-10% so với giai đoạn trước. Cơ cấu sản phẩm BĐS tại các tỉnh cũng đang thay đổi, xuất hiện nhiều các sản phẩm nhà liền thổ cao cấp có giá trị hàng chục tỷ đồng, tạo ra bức tranh mới mẻ cho thị trường BĐS, thay đổi tiêu chí về lựa chọn BĐS tại thị trường tỉnh.

Theo ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam, ở các tỉnh phụ cận TP. Hồ Chí Minh, các sản phẩm trong các khu đô thị quy mô, bài bản, được đầu tư tiện ích chỉnh chu vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ phía người mua. Mặc dù có giai đoạn chững lại do dịch Covid-19, nhưng BĐS liền thổ tại các đô thị vệ tinh dự báo vẫn là xu hướng của thị trường BĐS trong tương lai trong bối cảnh hạ tầng giao thông ngày càng thuận lợi và sự gia tăng tầng lớp trung lưu ngày càng nhanh./.

Nguyên Phương (TH)

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Xem thêm
Phiên bản di động