Hà Nam

Nghị quyết về phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH HÀ NAM

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Nghị quyết số: 06/2008/NQ-HĐND

Ngày 23 tháng 7 năm 2008

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TÀI SẢN XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 13

(Ngày 22/7 - 23/7/2008)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định việc phân cấp quản lý nhà n­ước đối với tài sản nhà n­ước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản đ­ược xác lập quyền sở hữu nhà n­ước;

Căn cứ Thông tư­ số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính h­ướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 115/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp;

Sau khi xem xét Tờ trình số 959/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quy định phõn cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với Tờ trình số 959/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh: "Quy định phân cấp quản lý tài sản nhà n­ước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản đ­ược xác lập quyền sở hữu nhà n­ước" (Có quy định cụ thể kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khoá XVI, kỳ họp thứ 13 thông qua./.

CHỦ TỊCH

Đinh Văn Cương

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TÀI SẢN XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định việc phân cấp quản lý đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2. Tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Đất khuôn viên trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp; nhà, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất khuôn viên; phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, hoặc hình thành từ các nguồn khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản của Nhà nước, được Nhà nước giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng để phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước.

2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập) được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

3. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 3. Nội dung phân cấp quản lý tài sản nhà nước

1. Quyết định mua sắm tài sản nhà nước;

2. Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

3. Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước;

4. Quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước;

5. Quyết định bán tài sản nhà nước;

6. Quyết định thanh lý tài sản nhà nước;

7. Kiểm kê, thống kê tài sản nhà nước;

8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Quyết định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước

Căn cứ tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản chuyên dùng phục vụ cho hoạt động đặc thù ở địa phương mà Trung ương chưa quy định, sau khi xin ý kiến Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân nhân tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Điều 5. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước

1. Đối với tài sản là nhà, công trình kiến trúc và tài sản khác thuộc dự án đầu tư xây dựng tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thẩm quyền quyết định việc đầu tư được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với tài sản là phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc và các động sản khác, thẩm quyền mua sắm được thực hiện như sau:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm tài sản là phương tiện giao thông vận tải.

b) Mua sắm trong dự toán ngân sách hàng năm: Căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định, Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Thủ trưởng các Phòng, ban cấp huyện quyết định mua sắm tài sản cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo dự toán ngân sách đã được giao.

c) Mua sắm ngoài dự toán: Trường hợp cần thiết, cấp bách, căn cứ quy định của Luật ngân sách nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định bổ sung ngân sách để mua sắm tài sản nhà nước ngoài dự toán ngân sách năm được giao của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý. Đơn vị sử dụng tài sản thực hiện mua sắm theo quy định hiện hành.

d) Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản tại các đơn vị công lập thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

1. Đơn vị sử dụng tài sản nhà nước thực hiện việc đăng ký quyền quản lý và sử dụng tài sản nhà nước với cơ quan tài chính những loại tài sản sau đây:

a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;

b) Xe ô tô các loại;

c) Các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên (tính cho một đơn vị tài sản).

Đối với những tài sản cố định không thuộc phạm vi quy định đăng ký thì đơn vị sử dụng lập thẻ tài sản theo mẫu số 05-ĐK/TSNN ban hành kèm theo Thông tư số 35/2007/TT-BTC để theo dõi, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành.

2. Nội dung, trình tự, tổ chức thực hiện đăng ký tài sản thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính.

3. Đơn vị sử dụng tài sản thuộc cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký tài sản với Sở Tài chính.

4. Đơn vị sử dụng tài sản thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện việc đăng ký tài sản với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.

5. Sử dụng tài sản nhà nước:

a) Đơn vị sử dụng tài sản phải theo đúng mục đích, đúng quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng, đúng công năng, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tài sản. Xây dựng quy chế quản lý sử dụng tài sản tại đơn vị.

b) Đơn vị sử dụng tài sản thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo đúng chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước quy định.

c) Đơn vị sử dụng tài sản thực hiện việc hạch toán, kiểm kê, thống kê, báo cáo và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.

Điều 7. Thẩm quyền thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:

a) Quyết định thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản là ô tô của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.

b) Quyết định thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý (kể cả đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành tỉnh).

c) Quyết định thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, cấp xã.

2. Giám đốc Sở Tài chính: (trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này) Căn cứ đề nghị xử lý tài sản nhà nước của Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể thuộc cấp tỉnh:

a) Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước có nguyên giá dưới 500 triệu đồng giữa các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý (kể cả đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành tỉnh).

b) Quyết định thanh lý tài sản nhà nước có nguyên giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý (kể cả đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành tỉnh).

3. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh: (trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này) Quyết định thanh lý tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng thuộc văn phòng của Sở, ban, ngành và tài sản nhà nước tại các đơn vị trực thuộc.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện: (trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này).

a) Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, cấp xã.

b) Quyết định thanh lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện.

c) Quyết định thanh lý tài sản là nhà, công trình xây dựng trên đất và tài sản có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã: Quyết định thanh lý tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng thuộc phạm vi cấp xã quản lý (trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng trên đất).

6. Nội dung, trình tự, tổ chức thực hiện thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản thực hiện thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số: 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính.

7. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 116/2005/TT-BTC, nội dung xử lý tài sản thực hiện theo quy định Thông tư số 116/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005 Hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.

Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt phương án sử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước

1. Thẩm quyền quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước:

a) Đối với tài sản do vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Đối với tài sản của người bị kết án được thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự.

c) Đối với vật chứng vụ án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

2. Việc xử lý đối với tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước thực hiện theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, pháp lệnh thi hành án dân sự.

3. Quy trình quản lý sử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 9. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu nhà nước, bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với:

a) Bất động sản trên địa bàn được xác định là vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu;

b) Di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng người đó không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản;

c) Tài sản của các dự án sử dụng vốn ngoài nước do địa phương quản lý sau khi kết thúc hoạt động được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam;

d) Tài sản được chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu dưới hình thức biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ và các hình thức chuyển giao khác theo quy định của pháp luật cho các tổ chức thuộc địa phương.

2. Nội dung, trình tự, tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu tài sản nhà nước thực hiện theo theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu đối với tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính thuộc địa phương quản lý theo thẩm quyền trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan và Giám đốc Sở Tài chính.

4. Nội dung, trình tự, tổ chức thực hiện bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước thực hiện theo theo hướng dẫn tại Thông tư số: 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính.

Điều 10. Kiểm kê, thống kê tài sản nhà nước

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc điều tra thống kê tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Thủ trưởng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản nhà nước tại đơn vị định kỳ hàng năm theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Điều 11. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức thuộc cấp mình quản lý.

2. Giám đốc sở Tài chính quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng tài sản theo kế hoạch định kỳ hàng năm, hoặc đột xuất đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng tài sản theo kế hoạch định kỳ hàng năm, hoặc đột xuất đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

4. Các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản thực hiện chế độ kiểm tra và tự kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý sử dụng tài sản theo quy định.

5. Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh tra, kiểm tra có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra xuất trình các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước. Nếu phát hiện vi phạm, có quyền xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản, quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả; Thực hiện công khai tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản, tình hình tài sản của đơn vị, quy chế quản lý sử dụng tài sản tại đơn vị; Thực hiện đăng ký tài sản, chấp hành chế độ báo cáo đúng quy định; Thực hiện mua sắm và xử lý tài sản nhà nước đúng các nội dung tại quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các nội dung tại quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp./.

Tin khác

Bình Định

Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định

Đồng Nai

Nghị quyết về việc ban hành quy định phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Đồng Nai.

Đà Nẵng

Quyết định ban hành về việc phân cấp quản lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Cần Thơ

Nghị quyết về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.

Hưng Yên

Nghị quyết về việc quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Hưng Yên quản lý.

Hải Dương

Nghị quyết quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bắc Giang

Nghị quyết ban hành quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hòa Bình

Nghị quyết phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi địa phương quản lý.

Bà Rịa - Vũng Tàu

Nghị quyết về việc quy định việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Hà Giang

Nghị quyết về phân cấp thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tình Hà Giang
Phiên bản di động