Hải Phòng: Nhân dân tự nguyện hiến đất để xây dựng nông thôn mới

Với thành công 100% xã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới, Hải Phòng đang tiếp tục xây dựng các điểm xã nông thôn kiểu mẫu. Nhiều nhà dân đã tự nguyện hiến đất giúp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng đi vào chiều sâu chất lượng, tạo sự phát triển kinh tế cho địa phương.

Nhân dân tự nguyện hiến 125.724m2 đất

Báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, với 125.724m2 đất nhân dân tự nguyện hiến để xây dựng nông thôn mới, đến nay Hải Phòng đã cơ bản hoàn thành xây dựng thí điểm 8 xã nông thôn kiểu mẫu năm 2020 gồm: Tân Liên (Vĩnh Bảo), Kiến Thiết (Tiên Lãng), Tân Dân (An Lão), Thuỵ Hương (Kiến Thuỵ), Đồng Thái (An Dương), Gia Minh và Gia Đức (Thuỷ Nguyên), Xuân Đám (Cát Hải). Tổng nguồn lực để triển khai hoàn thành các công trình là 1.298 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách 1.137 tỷ đồng (ngân sách thành phố 1.083 tỷ đồng, bình quân 135 tỷ đồng/xã; ngân sách huyện 53,92 tỷ đồng) chiếm 88%, nhân dân đóng góp qua hình thức hiến tặng đất, với giá trị tiền đất ước tính theo đơn giá giải phóng mặt bằng khoảng 160 tỷ đồng.

Hải Phòng: Nhân dân tự nguyện hiến đất để xây dựng nông thôn mới
Nhân dân tự nguyện hiến đất để xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng. Ảnh TL minh họa

Từ thành công đó, TP Hải Phòng đang tiếp tục đầu tư xây dựng nông thôn kiểu mẫu tại 14 xã trong năm 2021; 35 xã năm 2022, phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã hoàn thành.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, qua thực hiện thí điểm, có một số vấn đề cần tiếp tục được giải quyết như thiếu một số chính sách hỗ trợ (vật kiến trúc, tài sản trên đất của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công, tổ chức kinh tế); thiếu hỗ trợ cho các trường hợp phải bố trí nơi ở mới; thiếu cơ chế hỗ trợ chỉnh lý, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân hiến tặng đất. Việc phân cấp, bố trí kinh phí quản lý vận hành các công trình sau đầu tư chứ kịp thời gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ…

Xây dựng bộ tiêu chí xã nông thôn kiểu mới

Việc xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng đã có được nhiều kết quả tốt đẹp, tuy nhiên, tại nhiều địa phương việc thu hồi đất theo hình thức vận động người dân hiến đất gặp khó khăn nên tiến độ xây dựng vẫn bị chậm. Một số xã phải đến tận cuối năm 2020 mới hoàn thành các tuyến đường thí điểm. Thậm chí, tại xã Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo) công trình đường trục xã thiếu mặt bằng phải mãi tới tháng 3 vừa qua mới có mặt bằng xong để thi công…

Chính từ nguyên nhân này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đã tham mưu đề xuất với thành phố xây dựng bộ tiêu chí xã nông thôn kiểu mẫu giai đoạn 2021-2015, đồng thời tham mưu xây dựng đề án trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

Tại các đề xuất này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đã bổ sung một số cơ chế chính sách còn thiếu như: hỗ trợ tài sản, vật triến trúc trên đất tặng cho của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng trong phạm vi mặt bằng xây dựng, mở rộng các công trình nông thôn mới kiểu mẫu; hỗ trợ tiền sử dụng đất khi giao đất ở mới đối với các hộ gia đình, cá nhân tặng cho đất khi xây dựng, mở rộng các công trình nông thôn mới kiểu mẫu mà diện tích còn lại không đủ diều kiện để ở. Nguồn lực dự kiến bố trí từ nguồn ngân sách khoảng 17.471 tỷ đồng.

Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, bộ tiêu trí xã nông thôn mới kiểu mẫu của Hải Phòng giai đoạn 2021-2015 có 19 tiêu chí bảo đảm bao quát toàn bộ các tiêu chí theo dự thảo của trung ương, trong đó chọn mẫu là tiêu chí giao thông tương đương với đường cấp 3 đồng bằng. Ngoài ra, một số chỉ tiêu cao hơn so với dự thảo bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao của trung ương như: chỉ tiêu lao động được đào tạo từ 87% trở lên (trung ương quy định 85%); tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 40%(trung ương quy định 35%); chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người cao hơn 10%; chỉ tiêu tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung 100% (trung ương quy định 65%); chỉ tiêu cung cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người 100 lít/người/ngày đêm (trung ương quy định 80 lít/người/ngày đêm)…/.

Vân Hà

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.

Tin khác

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Xem thêm
Phiên bản di động