Hợp tác kinh tế đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc đón nhận nhiều xung lực mới

Trao đổi với phóng viên, ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) khẳng định, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ là một xung lực, cơ hội cho các nhà đầu tư Hàn Quốc yên tâm tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Sẽ có sự đa dạng hơn nữa lĩnh vực đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
Sẽ có làn sóng mới về đầu tư, thương mại của Hàn Quốc vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt gần như khắp các tỉnh, thành Việt Nam. Ảnh: TL

PV: Ông đánh giá thế nào về kết quả hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian qua?

Sẽ có làn sóng mới về đầu tư, thương mại của Hàn Quốc vào Việt Nam
Ông Hong Sun

Ông Hong Sun: Có thể thấy, sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc suốt 31 năm qua hết sức tốt đẹp và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Rất nhiều con số thống kê đã cho thấy điều này.

Điều mà tôi ấn tượng nhất trong mối quan hệ giữa hai nước trong thời quan qua là kết quả và thành quả của hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã tăng từ 500 triệu USD năm 1992 lên tới 87,7 tỷ USD, tăng gấp 165 lần. Mục tiêu chung của Chính phủ hai nước là đạt kim ngạch thương mại song phương 150 tỷ USD vào 2030, gấp 300 lần so với năm 1992. Điều này cho thấy, còn nhiều dư địa hợp tác giữa hai nước trong tương lai để đạt mục tiêu này.

Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Hiện có gần 10.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam, với nhiều tập đoàn lớn như Samsung, LG, Lotte, CJ… Sự thành công của các tập đoàn này có vai trò không nhỏ của người dân Việt Nam.

PV: Ông có bình luận gì về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc vừa diễn ra?

Ông Hong Sun: Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong tuần vừa qua là một dấu ấn rất quan trọng củng cố, phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Việt Nam và Hàn Quốc mới kỷ niệm quan hệ 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào cuối tháng 12/2022 và trước đó, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thăm Hàn Quốc. Chỉ trong vòng 6 tháng, Tổng thống Hàn Quốc đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam - đó là khoảng thời gian rất đặc biệt vì chuyến thăm đáp lại của các nguyên thủ quốc gia rất ít khi diễn ra trong khoảng thời gian ngắn như vậy.

"Gỡ" vướng mắc để doanh nghiệp yên tâm đầu tư

“Chúng tôi kỳ vọng một số vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc về giấy phép lao động, Visa, thẻ tạm trú tại Việt Nam, giấy phép về phòng cháy, chữa cháy… sẽ được “gỡ” để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào Việt Nam” - ông Hong Sun.

Đồng thời, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà Tổng thống Yoon Suk Yeol tới thăm chính thức sau khi nhậm chức. Điều này cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, thể hiện sự coi trọng Việt Nam của Hàn Quốc, là minh chứng rõ ràng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước.

Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế của Hàn Quốc tại thị trường Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất. Việt Nam cũng là quốc gia trọng tâm hợp tác của Hàn Quốc ở châu Á.

Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang rất khó khăn, suy thoái, chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk Yeol sang Việt Nam lần này cho thấy Hàn Quốc vẫn mong muốn hợp tác với Việt Nam để cùng nhau tăng trưởng hơn nữa trên thị trường toàn cầu.

PV: Ông đánh giá thế nào về triển vọng hợp tác kinh tế - đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới, sau chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk Yeol khi mà tháp tùng chuyến thăm lần này có đoàn doanh nghiệp “khủng” nhất của Hàn Quốc từ trước đến nay?

Ông Hong Sun: Tháp tùng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk Yeol có hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó có chủ tịch của các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc như Samsung, LG, Huyndai, Lotte, Hanwha, CJ… Có một số tập đoàn đã có ý định mở rộng đầu tư của họ tại Việt Nam như LG vừa được trao giấy chứng nhận đầu tư bổ sung 1 tỷ USD vào Hải Phòng. Nhiều tập đoàn cũng đang đưa ra những chính sách chuẩn bị đề xuất các dự án lớn tại Việt Nam.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc, ngoài ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị thì vấn đề hợp tác kinh tế và đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam là một dấu ấn lớn. Chuyến thăm đã và sẽ là một xung lực, cơ hội cho các nhà đầu tư Hàn Quốc yên tâm tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Tôi cho rằng, sắp tới, sẽ có sự đa dạng hơn nữa lĩnh vực đầu tư của Hàn Quốc sang Việt Nam, không phải chỉ là lĩnh vực sản xuất, chế tạo mà còn là các dự án hàng tỷ USD về năng lượng. Trong các cuộc hội đàm cấp cao, hai bên đã đề cập thúc đẩy nhiều lĩnh vực hợp tác mới, đặc biệt là hợp tác về năng lượng. Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sẽ là cơ sở hạ tầng, nền tảng tiếp tục thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Đó là một cơ hội rất thuận lợi và hoàn hảo về đầu tư của chúng tôi vào Việt Nam.

Đồng thời, văn hóa và du lịch hai nước sẽ có nhiều triển vọng phát triển hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, tôi rất kỳ vọng về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới sau chuyến thăm này.

PV: Xin cảm ơn ông!

Chính sách hỗ trợ về thuế giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Theo ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), bên cạnh sự ổn định về chính trị, vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam là quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tôn giáo cũng như con người với Hàn Quốc. Điều đó tạo nên sự gần gũi, yên tâm và dễ thích nghi với những người Hàn Quốc khi tới Việt Nam kinh doanh.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách ưu đãi thuế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và thường xuyên đối thoại với các doanh nghiệp nước ngoài. Những điều đó thể hiện tinh thần đồng hành của Chính phủ với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, đặc biệt là với các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Vì những lý do đó, Việt Nam đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn, là một trong những nước đón các nhà đầu tư Hàn Quốc nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ông Hong Sun cũng đánh giá cao những chính sách hỗ trợ về thuế, phí cho các doanh nghiệp phục hồi vượt qua khó khăn trong thời gian qua như việc gia hạn thời gian nộp thuế, giảm thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng đã được thực hiện trong năm 2022 và vừa được Quốc hội thông qua tiếp tục thực hiện từ 1/7/2023.

Theo vị Chủ tịch KoCham, việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng sẽ giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, chi phí sinh hoạt, từ đó khuyến khích hoạt động kinh doanh và hoạt động tiêu dùng. Vì vậy, đây là một chính sách hỗ trợ tốt cho người dân và doanh nghiệp, khuyến khích sự phục hồi, phát triển của kinh tế nói chung.

Ông Hong Sun cho biết, thời gian qua, KoCham đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Theo đó, KoCham đã thành lập trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam để hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, tập hợp lại, kiến nghị gửi tới các cơ quan chức năng và Chính phủ, tham mưu gửi cho Chính phủ Hàn Quốc để được hỗ trợ.

“Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư cùng với các địa phương, trung ương và cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam để trực tiếp lắng nghe các phản hồi của Chính phủ để các nhà đầu tư Hàn Quốc có thể yên tâm kinh doanh tại Việt Nam”- ông Hong Sun chia sẻ./.

T. Miên

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...

Tin khác

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 567/UBND-TH về triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 7/2/2025 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.
Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Chính phủ tổ chức hội nghị với tất cả các địa phương để rà soát và thúc đẩy làm các nhiệm vụ giải pháp để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới và yêu cầu tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Theo Tổng cục Thuế, phiên bản eTax 2.9.3 dành cho doanh nghiệp được nâng cấp với tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử tổ chức do Bộ Công an cấp. Việc tích hợp này giúp nâng cao tính bảo mật và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Để có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên hệ thống Thuế điện tử, tổ chức cần thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử theo quy định của Bộ Công an.
Xem thêm
Phiên bản di động