Kỳ vọng hồi phục của phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Trải qua gần hai năm đương đầu với dịch Covid-19, thị trường bất động sản du lịch nói riêng đang phải “lao đao” tìm hướng đi để phục hồi, phát triển trở lại.
Bất động sản nghỉ dưỡng “ấm” trở lại nhưng chưa được như kỳ vọng ( XB 27/04)
Bất động sản nghỉ dưỡng “ấm” trở lại nhưng chưa được như kỳ vọng. Ảnh: TL

Phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng lại bắt đầu “ấm” trở lại

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, thị trường du lịch đã hoạt động trở lại thông qua việc Chính phủ mở lại đường bay quốc tế từ giữa tháng 3/2022 vừa qua, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch, kéo theo đó là kỳ vọng hồi phục của phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, thị trường này vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Số liệu khảo sát thị trường được DKRA Việt Nam công bố mới đây cho thấy, trong quý I/2022 lượng khách du lịch đã tăng trưởng, chủ yếu là khách nội địa. Đơn cử, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Phú Quốc (Kiên Giang) khách nội địa bằng 60 - 80% so với thời điểm trước dịch; nhưng ở Đà Nẵng, Khánh Hòa chỉ bằng 30 - 40%... Đáng chú ý, thời điểm này khách trong nước chủ yếu lựa chọn địa điểm gần nhà, hạn chế di chuyển xa.

Tuy lượng khách tăng trưởng chậm, nhưng phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng lại bắt đầu “ấm” trở lại. Cụ thể, trong quý I/2022 cả nước ghi nhận 12 dự án biệt thự nghỉ dưỡng mở bán, cung cấp ra thị trường 1.020 căn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 57% tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ; đối với sản phẩm shophouse nghỉ dưỡng, có 13 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 2.768 căn, tăng 4% so với quý trước và gấp 12,4 lần so với cùng kỳ. Tỷ lệ tiêu thụ đạt xấp xỉ 87%, tăng 14,7 lần so với cùng kỳ.

“Trong quý I/2022 khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế mở cửa trở lại với những diễn biến sôi động của thị trường bất động sản nói chung, nên đà phục hồi của phân khúc bất động sản trở nên rõ nét hơn” - Phó Giám đốc R&D DKRA Việt Nam Võ Hồng Thắng nói.

Theo chuyên gia, bất động sản du lịch Việt Nam đã từng phát triển mạnh mẽ, lên đến cao trào với nhiều sản phẩm mới, trở thành một phân khúc nóng thu hút sự quan tâm bậc nhất của nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đã xuất hiện những sự “đổ vỡ” nhất định, đặc biệt là về vấn đề sở hữu, cam kết lợi nhuận của Condotel.

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, thị trường du lịch đã hoạt động trở lại thông qua việc Chính phủ mở lại đường bay quốc tế từ giữa tháng 3/2022 vừa qua, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch, kéo theo đó là kỳ vọng hồi phục của phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, thị trường này vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Số liệu khảo sát thị trường được DKRA Việt Nam công bố mới đây cho thấy, trong quý I/2022 lượng khách du lịch đã tăng trưởng, chủ yếu là khách nội địa. Đơn cử, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Phú Quốc (Kiên Giang) khách nội địa bằng 60 - 80% so với thời điểm trước dịch; nhưng ở Đà Nẵng, Khánh Hòa chỉ bằng 30 - 40%... Đáng chú ý, thời điểm này khách trong nước chủ yếu lựa chọn địa điểm gần nhà, hạn chế di chuyển xa.

Tuy lượng khách tăng trưởng chậm, nhưng phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng lại bắt đầu “ấm” trở lại. Cụ thể, trong quý I/2022 cả nước ghi nhận 12 dự án biệt thự nghỉ dưỡng mở bán, cung cấp ra thị trường 1.020 căn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 57% tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ; đối với sản phẩm shophouse nghỉ dưỡng, có 13 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 2.768 căn, tăng 4% so với quý trước và gấp 12,4 lần so với cùng kỳ. Tỷ lệ tiêu thụ đạt xấp xỉ 87%, tăng 14,7 lần so với cùng kỳ.

“Trong quý I/2022 khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế mở cửa trở lại với những diễn biến sôi động của thị trường bất động sản nói chung, nên đà phục hồi của phân khúc bất động sản trở nên rõ nét hơn”, Phó Giám đốc R&D DKRA Việt Nam Võ Hồng Thắng nói.

Chính sách, pháp luật liên quan tới bất động sản du lịch chưa thật sự phù hợp

Thống kê sơ bộ từ Tổng Cục Du lịch, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2021 giảm trên 95%, khách nội địa cũng giảm khoảng 50%, kéo theo doanh thu của ngành giảm từ 25 - 30 tỷ đô la Mỹ. Dự kiến trong năm 2022 sẽ có khoảng 5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng 25% so với thời điểm 2019 (trước khi xảy ra dịch), vì vậy các chuyên gia và doanh nghiệp đều chưa đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng trong năm nay.

Trải qua gần hai năm đương đầu với dịch Covid-19, thị trường bất động sản du lịch nói riêng đang phải “lao đao” tìm hướng đi để phục hồi, phát triển trở lại. Bên cạnh đó, trước bối cảnh đại dịch đang dần được kiểm soát, nhu cầu của khách du lịch thay đổi đặt ra bài toán khó cho doanh nghiệp phải chuyển đổi, thích nghi. Tuy nhiên, theo đánh giá rất khó để doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm điều chỉnh, làm mới mình vì vấn đề pháp lý cho bất động sản du lịch vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa phát triển đủ nhanh, kịp thời với sự thay đổi của thị trường.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, bất động sản du lịch Việt Nam đã từng phát triển mạnh mẽ, lên đến cao trào với nhiều sản phẩm mới, trở thành một phân khúc nóng thu hút sự quan tâm bậc nhất của nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đã xuất hiện những sự “đổ vỡ” nhất định, đặc biệt là về vấn đề sở hữu, cam kết lợi nhuận của Condotel. Mặc dù sản phẩm này phát triển một cách ồ ạt nhưng pháp lý vẫn đi sau, chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về các tiêu chí để quản lý, vận hành.

Thống kê từ Hiệp hội bất động sản Việt Nam trên cơ sở quy định hiện hành, trình tự thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất hiện được quy định trong khoảng 19 luật, bộ luật, 52 nghị định, 42 thông tư, 102 quy chuẩn, 936 tiêu chuẩn. Tùy từng loại dự án khi thực hiện cần từ 38 - 159 con dấu, thời gian quy định hoàn tất thủ tục khoảng 1 - 1,5 năm, nhưng thực tế kéo dài 2 - 5 năm hoặc lâu hơn. Như vậy, quy trình đầu tư dự án bất động sản du lịch rất phức tạp, qua nhiều bước khác nhau và tổng thời gian không xác định được rõ ràng.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Đoàn Văn Bình nhìn nhận, chính sách, pháp luật liên quan tới bất động sản du lịch chưa thật sự phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển; pháp luật về đầu tư, kinh doanh còn nhiều khoảng trống; thiếu quy định cụ thể về cơ chế quản lý, sử dụng đất đối với loại hình này; thiếu kiểm soát tình trạng không rõ ràng trong cam kết lợi nhuận, huy động vốn... Đặc biệt là chưa có quy định về chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản du lịch.

Theo đánh giá, khi ngành lịch phục hồi sẽ kéo theo sự tăng trưởng của phân khúc bất động sản du lịch, nhưng nhìn nhận thực tế phân khúc này đã gặp khó khăn từ trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 do vướng mắc về pháp lý, ngay cả khi dịch kết thúc nếu không giải quyết được vấn đề này thì bất động sản du lịch vẫn phải “loay hoay” tìm lối thoát.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để phân khúc bất động sản du lịch trở lại thời kỳ “hoàng kim” cần tập trung vào một số vấn đề: nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thông qua sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai đồng bộ với Luật Kinh doanh bất động sản; đánh giá, định vị lại chính sách thị trường, chiến lược phát triển du lịch, làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thị trường khách trong nước; có chính sách miễn visa cho khách du lịch quốc tế; phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện hạ tầng chú trọng địa bàn trọng điểm; xây dựng chính sách ưu đãi phù hợp để phát triển bất động sản du lịch tập trung vào tài trợ vốn, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn…

Thống kê sơ bộ từ Tổng Cục Du lịch, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2021 giảm trên 95%, khách nội địa cũng giảm khoảng 50%, kéo theo doanh thu của ngành giảm từ 25 - 30 tỷ đô la Mỹ. Dự kiến trong năm 2022 sẽ có khoảng 5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng 25% so với thời điểm 2019 (trước khi xảy ra dịch), vì vậy các chuyên gia và doanh nghiệp đều chưa đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng trong năm nay.

Trải qua gần hai năm đương đầu với dịch Covid-19, thị trường bất động sản du lịch nói riêng đang phải “lao đao” tìm hướng đi để phục hồi, phát triển trở lại. Bên cạnh đó, trước bối cảnh đại dịch đang dần được kiểm soát, nhu cầu của khách du lịch thay đổi đặt ra bài toán khó cho doanh nghiệp phải chuyển đổi, thích nghi. Tuy nhiên, theo đánh giá rất khó để doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm điều chỉnh, làm mới mình vì vấn đề pháp lý cho bất động sản du lịch vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa phát triển đủ nhanh, kịp thời với sự thay đổi của thị trường.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, bất động sản du lịch Việt Nam đã từng phát triển mạnh mẽ, lên đến cao trào với nhiều sản phẩm mới, trở thành một phân khúc nóng thu hút sự quan tâm bậc nhất của nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đã xuất hiện những sự “đổ vỡ” nhất định, đặc biệt là về vấn đề sở hữu, cam kết lợi nhuận của Condotel. Mặc dù sản phẩm này phát triển một cách ồ ạt nhưng pháp lý vẫn đi sau, chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về các tiêu chí để quản lý, vận hành.

Thống kê từ Hiệp hội bất động sản Việt Nam trên cơ sở quy định hiện hành, trình tự thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất hiện được quy định trong khoảng 19 luật, bộ luật, 52 nghị định, 42 thông tư, 102 quy chuẩn, 936 tiêu chuẩn. Tùy từng loại dự án khi thực hiện cần từ 38 - 159 con dấu, thời gian quy định hoàn tất thủ tục khoảng 1 - 1,5 năm, nhưng thực tế kéo dài 2 - 5 năm hoặc lâu hơn. Như vậy, quy trình đầu tư dự án bất động sản du lịch rất phức tạp, qua nhiều bước khác nhau và tổng thời gian không xác định được rõ ràng.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Đoàn Văn Bình nhìn nhận, chính sách, pháp luật liên quan tới bất động sản du lịch chưa thật sự phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển; pháp luật về đầu tư, kinh doanh còn nhiều khoảng trống; thiếu quy định cụ thể về cơ chế quản lý, sử dụng đất đối với loại hình này; thiếu kiểm soát tình trạng không rõ ràng trong cam kết lợi nhuận, huy động vốn... Đặc biệt là chưa có quy định về chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản du lịch.

Theo đánh giá, khi ngành du lịch phục hồi sẽ kéo theo sự tăng trưởng của phân khúc bất động sản du lịch, nhưng nhìn nhận thực tế phân khúc này đã gặp khó khăn từ trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 do vướng mắc về pháp lý, ngay cả khi dịch bệnh kết thúc nếu không giải quyết được vấn đề này thì bất động sản du lịch vẫn phải “loay hoay” tìm lối thoát.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để phân khúc bất động sản du lịch trở lại thời kỳ “hoàng kim” cần tập trung vào một số vấn đề: nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thông qua sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai đồng bộ với Luật Kinh doanh bất động sản; đánh giá, định vị lại chính sách thị trường, chiến lược phát triển du lịch, làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thị trường khách trong nước; có chính sách miễn visa cho khách du lịch quốc tế; phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện hạ tầng chú trọng địa bàn trọng điểm; xây dựng chính sách ưu đãi phù hợp để phát triển bất động sản du lịch tập trung vào tài trợ vốn, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn…/.

DH (TH)

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...

Tin khác

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 567/UBND-TH về triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 7/2/2025 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.
Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Chính phủ tổ chức hội nghị với tất cả các địa phương để rà soát và thúc đẩy làm các nhiệm vụ giải pháp để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới và yêu cầu tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Theo Tổng cục Thuế, phiên bản eTax 2.9.3 dành cho doanh nghiệp được nâng cấp với tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử tổ chức do Bộ Công an cấp. Việc tích hợp này giúp nâng cao tính bảo mật và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Để có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên hệ thống Thuế điện tử, tổ chức cần thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử theo quy định của Bộ Công an.
Xem thêm
Phiên bản di động