Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh nguyên tắc bản chất của Luật Thủ đô là đạo luật về phân quyền. Do đó, các quy định trong dự thảo luật cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô. Song song với việc phân quyền thì trong luật cần thiết kế các quy định về điều kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện và cơ chế kiểm soát quyền lực.
Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật
Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật. Ảnh: TL

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng nêu rõ việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, bởi đây không phải là đạo luật thay thế toàn bộ các luật hiện hành để áp dụng trên địa bàn Thủ đô. Luật Thủ đô không quy định lại những nội dung đã được quy định trong các luật khác mà chỉ tập trung vào những chính sách đặc thù, riêng biệt cho Thủ đô chưa được quy định hoặc khác với quy định của luật hiện hành.

Về các nội dung cụ thể, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tham gia thẩm tra tán thành với rất nhiều nội dung cụ thể và cho rằng dự thảo luật có nhiều nội dung mang tính đột phá, đặc thù, thể hiện sự kế thừa, bổ sung và phát triển hơn so với Luật Thủ đô hiện hành. Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra cũng nêu ý kiến về một số nội dung cụ thể.

Đối với việc thành lập Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, cơ quan thẩm tra tán thành với mục đích thành lập quỹ nhưng đề nghị làm rõ việc đáp ứng các yêu cầu của Luật Ngân sách nhà nước đối với việc Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, hỗ trợ hình thành và bảo đảm hoạt động ổn định ban đầu của quỹ. Đây cũng là ý kiến tham gia thẩm tra của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách.

Liên quan đến các chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành nhưng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, quy định cụ thể hơn một số nội dung để bảo đảm tính khả thi.

Chẳng hạn, xác định tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách TP. Hà Nội được hưởng theo phân cấp; nghiên cứu để có các quy định phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội trong phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), thực hiện mô hình thử nghiệm có kiểm soát và quản lý tài sản công; các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược,…

Bên cạnh đó, qua thẩm tra, cũng có ý kiến cho rằng việc giao HĐND thành phố được quyết định áp dụng trên địa bàn một số loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí kèm theo Luật Phí và lệ phí là chưa phù hợp với nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Luật Phí và lệ phí.

Có ý kiến đề nghị không nên thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các di tích, di sản văn hóa vì những công trình này cần được quản lý, gìn giữ gắn với trách nhiệm của Nhà nước; không quy định việc thực hiện hình thức hợp đồng theo phương thức xây dựng - chuyển giao (BT) vì bản chất dự án BT là Nhà nước đặt hàng hoặc thuê một nhà đầu tư xây dựng công trình, sau đó bàn giao cho Nhà nước, đổi lại, Nhà nước sẽ thanh toán cho nhà đầu tư bằng tiền hoặc bằng tài sản công…

Dự thảo luật quy định thành phố Hà Nội được tăng thêm biên chế

Trong quá trình chỉnh lý dự thảo luật, Chính phủ cho biết có nội dung đề nghị xin ý kiến là về biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức của thành phố Hà Nội. Trên cơ sở Thông báo số 1955/TB-VPQH của Văn phòng Quốc hội và yêu cầu của thực tiễn, dự thảo luật quy định thành phố Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng căn cứ vào yêu cầu và khả năng cân đối ngân sách.

Quy định này nhằm bảo đảm tính linh hoạt, chủ động cho TP. Hà Nội trong việc quyết định biên chế. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định này có nội dung khác với quy định của Đảng về quản lý hệ thống biên chế của hệ thống chính trị.

Về việc này, Ủy ban Pháp luật cho rằng, quy định của dự thảo luật về nội dung này chưa rõ ràng, chưa xác định rõ trách nhiệm quyết định việc tăng thêm biên chế cho TP. Hà Nội là của cơ quan nào.

Hiện tại, Bộ Chính trị là cơ quan có thẩm quyền quyết định tổng biên chế và biên chế dự phòng của hệ thống chính trị. Vừa qua, Bộ Chính trị đã quyết định cụ thể tổng biên chế của cả hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026.

Do đây là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến việc thể chế hóa chủ trương của Trung ương về không tăng biên chế cán bộ, công chức và thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị nên Ủy ban Pháp luật đề nghị cần được báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi quy định vào luật./.

Dương An

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế

Chuyển đổi sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế

Tổng cục Thuế đang phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an chuyển đổi sang sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế, để không còn tình trạng một cá nhân có nhiều mã số thuế. Trong giai đoạn rà soát, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân, người nộp thuế cần cập nhật thông tin chính xác của các mã số thuế đang tồn tại và không phải thực hiện thủ tục để đóng, hủy các mã số thuế cấp cho các loại giấy tờ khác nhau của cùng một người nộp thuế.
Kiến nghị giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1

Kiến nghị giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1 để phục vụ công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Nguyên nhân điều chỉnh giảm kế hoạch vốn vay lại của các địa phương

Nguyên nhân điều chỉnh giảm kế hoạch vốn vay lại của các địa phương

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 13094/BTC-QLN báo cáo lãnh đạo Chính phủ về nguyên nhân của tình trạng có nhiều địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vay lại năm 2023; đồng thời đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.
Nhiều điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam

Nhiều điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam

Nền tảng vĩ mô ổn định, lạm phát hạ nhiệt, cầu tiêu dùng tăng, giải ngân vốn đầu tư công nhiều chuyển biến tích cực… là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và cả năm 2024.
11 tháng, Việt Nam thu về hơn 47,8 tỷ USD từ xuất khẩu nông lâm thủy sản

11 tháng, Việt Nam thu về hơn 47,8 tỷ USD từ xuất khẩu nông lâm thủy sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng ước đạt 85,13 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 47,84 tỷ USD, nhập khẩu 37,29 tỷ USD, xuất siêu 10,55 tỷ USD.

Tin khác

Thị trường M&A Việt Nam vẫn hấp dẫn nhờ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Thị trường M&A Việt Nam vẫn hấp dẫn nhờ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Thị trường M&A Việt Nam tiếp tục được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là hấp dẫn nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa không ngừng tăng nhanh.
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023

Một loạt các chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế như bổ sung quy định về chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng liên doanh; quy định mới về mức thu phí khai thác, sử dụng dữ liệu về môi trường; quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió; bãi bỏ 4 thông tư về quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2023.
Việt Nam điểm đến đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Đức

Việt Nam điểm đến đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp Đức

Theo kết quả khảo sát AHK World Business Outlook - Mùa Thu 2023 được Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam công bố mới đây, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm đến đầu tư tiềm năng của các doanh nghiệp Đức.
Thị trường M&A bất động sản dự báo sôi động trong hai năm tới

Thị trường M&A bất động sản dự báo sôi động trong hai năm tới

Sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án và thiếu hụt nguồn cung mới đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường bất động sản năm 2023, nhưng nhu cầu vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi quá trình đô thị hóa. Thị trường vẫn giữ được sự bền bỉ với số vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thương vụ mua bán sát nhập (M&A) trong hai năm tới.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ 1/1/2024 đến hết 30/6/2024

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ 1/1/2024 đến hết 30/6/2024

Chiều 20/11 tại phiên họp Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về việc giảm thuế giá trị gia tăng. Theo đó, Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ 1/1/2024 đến hết 30/6/2024.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 16 đề án

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 16 đề án

Thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, tính cả các đề án đã trình từ năm 2021 chuyển sang, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 16 đề án và đang bám sát tiến độ đề nghị xây dựng luật đối với một số luật quan trọng.
Tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội cho công tác giảm nghèo ước đạt 321.648 tỷ đồng

Tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội cho công tác giảm nghèo ước đạt 321.648 tỷ đồng

Tín dụng chính sách xã hội đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công tác giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm ở các địa phương. Năm 2023, ước thực hiện kế hoạch tín dụng với tổng dư nợ đạt 321.648 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo là 34.802 tỷ đồng.
Nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản có triển vọng tăng trưởng trở lại

Nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản có triển vọng tăng trưởng trở lại

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể quý I/2023 là “vùng đáy". Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2024 thì thị trường bất động sản mới có triển vọng phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Hà Nội: Yêu cầu kiểm tra quá trình đấu giá 3 mỏ cát Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu

Hà Nội: Yêu cầu kiểm tra quá trình đấu giá 3 mỏ cát Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu

UBND TP. Hà Nội vừa giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì cùng các sở, ngành và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu.
5 nhóm kiến nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh

5 nhóm kiến nghị gỡ khó cho thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh

5 nhóm kiến nghị được TP. Hồ Chí Minh chia ra gồm: Nhóm 1 là những vướng mắc thủ tục đầu tư. Nhóm 2 là vướng mắc do thanh tra, điều tra, rà soát pháp lý. Nhóm 3 là vướng về đất công, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Nhóm 4 là nhóm dự án các sở, ngành đã có văn bản giải quyết. Nhóm 5 là nhóm các dự án đã xây dựng hoàn thành, vướng mắc về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xem thêm
Phiên bản di động