Năm 2024: TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giữ vững ngôi quán quân về thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Hai năm liên tiếp TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới cho biết, TP. Hồ Chí Minh vẫn là nơi ưu tiên lựa chọn hàng đầu để đầu tư, mở rộng quy mô cho các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ cao. Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tiếp tục giữ vững ngôi quán quân về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục đặt mục tiêu quán quân về thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2024
Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: S.Nam

Dẫn đầu top 10 tỉnh, thành phố về thu hút FDI

Thông tin mới nhất vừa được Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) công bố, từ ngày 1/1/2023 đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 5,852 tỷ USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ, trong đó: Cấp mới có 1.202 dự án, tăng 34,6% so với cùng kỳ và vốn đăng ký đạt 598,4 triệu USD, giảm 0,5%. Riêng trong 20 ngày đầu của tháng 1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 125,7 triệu USD, bằng 70,2% so với cùng kỳ, trong đó: Cấp mới có 80 dự án, tăng 60,0% so với cùng kỳ và vốn đăng ký đạt 23,8 triệu USD.

Đáng chú ý, Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới vào thành phố với 203 dự án, vốn đăng ký đạt 172,7 triệu USD, chiếm 28,9% vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản với 103 dự án, vốn đăng ký 87,5 triệu USD, chiếm 14,6%; Ấn Độ với 46 dự án, vốn đăng ký đạt 62,5 triệu USD, chiếm 10,4%.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, lũy kế từ ngày 1/1/1988 đến ngày 20/12/2023, trên địa bàn thành phố có 12.398 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn hơn 57,63 tỷ USD (TP.HCM dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước).

Cùng với đó, có 26.604 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tương đương 28,08 tỷ USD. Tính chung giá trị vốn đầu tư nước ngoài cấp mới, vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp vào thành phố đạt hơn 85,71 tỷ USD.

Cũng trong năm 2023, lần đầu tiên tổng vốn đầu tư rót vào các khu công nghiệp (KCN) ở TP.HCM (cấp mới và điều chỉnh) vượt 1 tỷ USD, đạt gần gấp đôi kế hoạch và tăng 84% so với năm 2022. Trong đó, có gần 223 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng hơn 13% so với năm 2022.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023 vốn FDI tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư như có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính...

Đáng chú ý, TP.HCM hai năm liên tiếp đứng ở vị trí "quán quân" thu hút FDI khi năm 2023 là địa phương thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,85 tỷ USD. Con số này chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tăng quỹ đất đi đôi với phát triển nguồn nhân lực

Ông Hứa Quốc Hưng - Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, mặc dù quỹ đất giảm 68%, quỹ nhà xưởng cho thuê giảm 8,5% so với năm 2022, song thu hút đầu tư trên địa bàn, nhất là đầu tư nước ngoài lại đạt được những kết quả tích cực. Suất đầu tư trên mỗi ha đất đã tăng lên, cụ thể là 8,1 triệu USD/ha bình quân, riêng các dự án đầu tư nước ngoài là gần 11,6 triệu USD/ha.

Theo các chuyên gia, nhiều năm qua, một trong những điểm yếu trong thu hút đầu tư vào TP.HCM đó là thiếu quỹ đất, nhất là quỹ đất lớn, đất liền thửa để hút những dự án có quy mô lớn.

Để giải quyết điểm nghẽn này, ông Hứa Quốc Hưng cho biết, Thủ tướng đã chấp thuận bổ sung KCN Phạm Văn Hai I và II với quy mô 668ha vào quy hoạch phát triển các KCN của TP.HCM.

Bên cạnh đó, Hepza cũng đề xuất đưa vào quy hoạch hàng ngàn ha quỹ đất cho KCN, nếu được thông qua thì đây là nguồn lực đất đai chuẩn bị cho giai đoạn 2024 và các năm tiếp theo để đón các nhà đầu tư lớn.

Bên cạnh giải quyết bài toán quỹ đất, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngoài cũng cho rằng, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung vẫn còn thiếu nguồn nhân lực kinh nghiệm chất lượng cao và sinh viên tốt nghiệp các khối ngành kỹ thuật - công nghệ.

Do đó, TP.HCM cần có chiến lược đầu tư vào phát triển nhân lực với các chương trình STEAM, tận dụng lợi thế của ba cụm trụ cột quan trọng của TP. Thủ Đức gồm Khu công nghệ cao TP.HCM - Đại học Quốc gia - Khu công nghiệp Linh Trung và nên có chương trình phát triển đào tạo nhân lực 3-5 năm phục vụ ưu tiên cho ba trụ cột này.

Tại các chương trình gặp gỡ doanh nghiệp trong và ngoài nước, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay, TP.HCM đang bước sang giai đoạn mới trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Thành phố kiên quyết không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... Đồng thời, thành phố cũng sẽ áp dụng các tiêu chí đầu tư nước ngoài có chọn lọc.

Theo đó, không khuyến khích, không có ưu đãi cũng như sẽ xem xét rất kỹ về giấy phép cho những dự án đầu tư thâm dụng lao động, thâm dụng đất đai. Ngược lại, thành phố ưu tiên cho các quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng. Tập trung ưu tiên phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng cho rằng, TP.HCM hiện đang thiếu quỹ đất công nghiệp để thu hút các dự án lớn, nhà đầu tư lớn cho các ngành nghề mới. Việc bổ sung quy hoạch KCN Phạm Văn Hai I, Phạm Văn Hai II cũng tạo điều kiện cho thành phố có đất phát triển các chuyên ngành như điện tử, y sinh, công nghiệp phụ trợ./.

T/H

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.

Tin khác

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
GDP quý II của Việt Nam phục hồi rất khả quan

GDP quý II của Việt Nam phục hồi rất khả quan

Tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng - đây là nhận định của Ngân hàng Standard Chartered trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam. Theo ngân hàng này, mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng GDP của Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
WB phê duyệt 107 triệu USD cho Việt Nam để phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam

WB phê duyệt 107 triệu USD cho Việt Nam để phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam

Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng thế giới (WB) vừa cho biết đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 107 triệu USD cho Việt Nam, để phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
Xem thêm
Phiên bản di động