Ngành Ngân hàng có chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
![]() |
Ngành Ngân hàng có chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp hỗ trợ khách hàng sau bão số 3. Ảnh: TL |
Ngành Ngân hàng vừa có buổi làm việc về tình hình thiệt hại của ngân hàng, khách hàng do bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng.
Khách hàng bị thiệt hại nặng nề
Ngành ngân hàng vừa có buổi làm việc về tình hình thiệt hại của ngân hàng, khách hàng do bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng.
Theo thống kê sơ bộ, tại Quảng Ninh, hơn 11.000 khách hàng, với tổng dư nợ 10.654 tỷ đồng (chiếm 5,6% tổng dư nợ toàn địa bàn) đã bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả cơn bão số 3. Đặc biệt, một số khách hàng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nặng nề (bị trôi dạt mất bè nuôi thủy sản).
Tại Hải Phòng, thống kê sơ bộ có khoảng 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão, tập trung vào các ngành nghề như lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại, lĩnh vực cầu cảng, tàu bè đánh bắt thủy hải sản…
Hơn nữa, nhiều chi nhánh tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân có thiệt hại về cơ sở vật chất, chủ yếu là hư hỏng trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM… nhưng không có thiệt hại về người, hệ thống kho tiền đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, tại nhiều tỉnh thành miền Bắc, khách hàng của các ngân hàng cũng bị thiệt hại nặng nề. Chẳng hạn, theo ông Lê Duy Hải, Phó Tổng giám đốc VietinBank cho biết, theo thống kê sơ bộ, VietinBank có khoảng 195 khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 với dư nợ khoảng 18.000 tỷ đồng.
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
Với tình hình như trên, đại diện các ngân hàng cho biết đang nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp để có thể hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn sau bão.
Ông Lê Trung Thành, Phó Tổng Giám đốc BIDV thông tin, ngân hàng đã liên tục cập nhật thông tin từ chi nhánh Hải Phòng, Quảng Ninh và một số địa phương khác để đánh giá mức độ thiệt hại của khách hàng.
“Ngân hàng coi đây là nhiệm vụ cấp bách cần được ưu tiên, đánh giá từng trường hợp khách hàng để có phương án cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi suất… cũng như ban hành gói tín dụng với mức lãi suất, quy mô hợp lý để đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp hồi phục sau cơn bão”, đại diện BIDV nêu rõ.
Cũng về vấn đề này, theo ông Đoàn Ngọc Lưu, Phó Tổng giám đốc Agribank, cùng với hành động từ phía ngân hàng, Agribank đã chỉ đạo Công ty Bảo hiểm ABIC khẩn trương tiến hành các thủ tục hỗ trợ, đền bù đối với các khách hàng, đảm bảo hỗ trợ khách hàng kịp thời. Mặc dù tỉnh Quảng Ninh vẫn trong tình trạng mất điện trên diện rộng và mạng viễn thông chập chờn, nhưng ông Lưu cho hay, các ngân hàng vẫn nỗ lực để các hoạt động dịch vụ của ngân hàng được diễn ra thông suốt, phục vụ các nhu cầu của khách hàng.
Chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đánh giá, hậu quả mà cơn bão số 3 để lại là rất lớn, rất nhiều khách hàng, nhiều doanh nghiệp thiệt hại mà không có khả năng trả nợ và gần như mất trắng tài sản, không có nguồn nào bù đắp trong thời gian trước mắt.
Vì vậy, theo Phó Thống đốc, đây là vấn đề lớn đặt ra với các cấp, các ngành, đặc biệt với ngành Ngân hàng và các ngân hàng thương mại về những chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp và giải quyết ngay những nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài góp phần ổn định cuộc sống.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã có văn bản gửi tất cả ngân hàng thương mại yêu cầu có các chính sách một cách hợp lý, tích cực như tạm thời khoanh nợ, hoãn giãn nợ, giảm lãi ngay những khoản nào đã đến hạn, những khoản nợ sắp tới hạn cũng sẽ có cách xử lý.
"Những khoản nợ của của khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nuôi trồng thủy hải sản ở các vùng Quảng Ninh có cơ chế chính sách hợp lý, trước hết là hoãn giãn nợ, đặc biệt là mạnh dạn cho vay mới để các doanh nghiệp, người dân có vốn mới quay vòng, còn các khoản nợ cũ sẽ được xem xét giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế cũng như theo tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ trong những ngày mưa bão vừa qua và sắp tới”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng
Tin khác

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045
