Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Tính đến giữa tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh mới chỉ đạt gần 20% trên tổng số hơn 12.000 tỷ đồng vốn được giao trong năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều nguyên nhân khiến chậm giải ngân vốn các công trình giao thông trọng điểm
Thi công dự án nút giao An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Theo ông Phạm Trung Kiên - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, thành phố đã được bố trí khoảng 113.000 tỷ đồng cho các công trình giao thông đường bộ, bao gồm cả vốn trung ương và địa phương.

Trong đó, vốn trung ương bố trí 25.900 tỷ đồng cho các dự án chủ yếu mang tính chất kết nối liên vùng như: đường vành đai 3, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, nút giao An Phú, mở rộng quốc lộ 50…

Riêng ngân sách thành phố đã bố trí hơn 87.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông đường bộ. Cụ thể, có 20.000 tỷ đồng được bố trí cho 319 dự án chuyển tiếp và khoảng 67.000 tỷ đồng cho 291 dự án khởi công mới.

Theo đó, từ năm 2021-2023, thành phố đã giải ngân được khoảng 22.000 tỷ đồng. Sau gần 9 tháng đầu năm 2024, thành phố mới chỉ giải ngân thêm được khoảng 4.500 tỷ đồng.

Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ. Tại thời điểm này, một số dự án mới chỉ ở giai đoạn hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư và đang chuẩn bị giải ngân vốn trong thời gian tới.

Một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch. Mặc dù đã có chủ trương đầu tư nhưng công tác quy hoạch chưa hoàn thiện nên chưa đủ điều kiện quyết định đầu tư và triển khai đầu tư dự án.

Bên cạnh đó, UBND thành phố đã có chỉ đạo các sở, ngành cắt giảm 30% thời gian quyết các thủ tục đầu tư để thúc đẩy nhanh, nhưng một số cơ quan chưa cắt giảm nên làm thủ tục còn chậm.

Về phía các chủ đầu tư, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hồ Chí Minh cho rằng, một phần là do công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp khó khăn. Đồng thời, việc phối hợp trong di dời các công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công.

Liên quan đến việc tỷ lệ giải ngân đầu tư công của thành phố vẫn còn thấp, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đề nghị các trưởng ban quản lý dự án hạ tầng, công trình cần tập trung kiểm điểm thật kỹ từng dự án để xác định nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt, cần thường xuyên cập nhật kế hoạch và giữ vững cam kết hàng tháng, để đến cuối năm đạt tỷ lệ giải ngân khoảng 95%./.

Gia Cư

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành Tài chính, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng cường hội nhập khu vực.
Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.

Tin khác

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.
Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Xem thêm
Phiên bản di động