Nhiều địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2022

Khẩn trương phân bổ chi tiết nguồn vốn cho các dự án, công trình đang là nhiệm vụ quan trọng với các bộ, ngành, địa phương lúc này để thúc đẩy tiến độ giải ngân. Vậy nhưng, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, vẫn còn nhiều địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao. Để đầu tư công tiếp tục là động lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2022, Bộ Tài chính đang kiến nghị các địa phương cần khẩn trương hoàn thành việc giao vốn.

Số vốn chưa phân bổ chiếm 16,76% kế hoạch vốn

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 là 580.234,33 tỷ đồng (đã bao gồm 24.000 tỷ đồng kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó, kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang trên 1.077 tỷ đồng (vốn trong nước); kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2022 trên 579.157 tỷ đồng.

Còn nhiều địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2022
Bộ Tài chính đôn đốc việc thực hiện phân bổ, nhập dự toán vốn đầu tư công năm 2022.

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 51 bộ, cơ quan trung ương và 62 tỉnh, thành phố. Còn Bộ Y tế và TP. Hồ Chí Minh chưa gửi báo cáo phân bổ vốn. Trong số các bộ, ngành, địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2022, có 20 bộ và 34 tỉnh, thành phố chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương các địa phương giao tăng trên 37.051 tỷ đồng thì tổng số vốn đã phân bổ gần 431.268 tỷ đồng, đạt 83,24% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, số vốn chưa phân bổ chi tiết còn trên 86,838 tỷ đồng (bao gồm cả vốn trong nước và vốn ngoài nước), chiếm 16,76% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đối với nguồn vốn ngân sách trung ương, hiện còn 20 bộ và 24 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn. Trong đó, một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao (trên 50%) như: Bộ Thông tin và Truyền thông (trên 79%), Thanh tra Chính phủ (gần 85%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (trên 84%)… Nguyên nhân là do các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, ngoài 36 địa phương giao kế hoạch vốn tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương thì vẫn còn 15 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch nguồn vốn này. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau.

Nhiều tồn tại trong phân bổ kế hoạch vốn

Bộ Tài chính cho biết, qua quá trình kiểm tra, rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, việc phân bổ cho một số dự án khởi công mới chưa đủ thủ tục đầu tư (chưa có quyết định đầu tư được duyệt) như: Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lũy kế thanh toán vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2022 đến hết tháng 1/2022 đạt gần 22.445 tỷ đồng, đạt 4,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Cùng kỳ năm 2021 đạt 1,82% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, vốn trong nước giải ngân được trên 22.432 tỷ đồng và vốn nước ngoài giải ngân được trên 12 tỷ đồng.

Bố trí vượt kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 có một số dự án của Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải và các dự án sử dụng vốn ODA của một số địa phương như: Tại tỉnh Yên Bái có dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - TP. Yên Bái giao vượt kế hoạch trung hạn trên 19,9 tỷ đồng; dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai giao vượt kế hoạch trung hạn trên 49,9 tỷ đồng. Tỉnh Bắc Ninh có dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai năm 2021 và năm 2022 vượt trên 18 tỷ đồng so với kế hoạch trung hạn…

Ngoài ra, nhiều bộ, ngành, địa phương bố trí vốn cho một số dự án chưa thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền giao; chưa phân bổ đủ vốn cho các dự án hoàn thành năm 2022 (Bắc Giang, Hà Nam); phê duyệt đầu tư dự án khởi công mới chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, phê duyệt đầu tư các dự án với cơ cấu nguồn vốn chưa đảm bảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1535/QĐ- TTg về bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đơn cử như tại tỉnh Sóc Trăng, phê duyệt đầu tư 18 dự án khởi công mới, các dự án này được phê duyệt đầu tư 100% từ nguồn vốn ngân sách trung ương và đã bố trí kế hoạch vốn năm 2022 cho các dự án. Trong khi theo quy định, ngân sách trung ương chỉ bố trí 90% tổng mức đầu tư dự án, còn lại 10% bố trí từ ngân sách địa phương.

Tỉnh Lai Châu phê duyệt đầu tư dự án Khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu là 100% vốn đầu tư từ ngân sách trung ương (190 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo Quyết định 1535/QĐ-TTg, dự án chỉ được bố trí 150 tỷ đồng, số còn lại 40 tỷ đồng phải được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương.

Tỉnh Bắc Kạn phân bổ vốn năm 2022 cho dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối sang Na Hàng, tỉnh Tuyên Quang trên 930,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, do dự án nhóm A đi qua 2 tỉnh.

Bên cạnh đó, việc giao kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án không đúng tỷ lệ cấp phát/cho vay lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt như: Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Bạc Liêu); dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông lần 2 thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang); dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Ninh Bình.

Kế hoạch vốn ODA Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Long An vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn. Lũy kế kế hoạch vốn ODA giao cho tỉnh Long An đến hết năm 2022 trên 424,8 tỷ đồng (năm 2021 trên 237,6 tỷ đồng, năm 2022 trên 187,1 tỷ đồng) vượt trên 187,1 tỷ đồng so với kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 (trên 237,6 tỷ đồng).

Với các tồn tại này, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh để đảm bảo việc phân bổ kế hoạch vốn tuân thủ theo đúng quy định, đẩy nhanh việc phân bổ vốn giúp cho công tác giải ngân vốn được nhiều thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong năm 2022.

Khẩn trương thực hiện giao kế hoạch vốn trung hạn đợt 2

Theo Bộ Tài chính, số vốn do các bộ, cơ quan trung ương chưa phân bổ còn trên 16.288 tỷ đồng, chiếm 14,73% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn do các địa phương chưa phân bổ còn trên 70.549 tỷ đồng, chiếm 17,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trước thực trạng chưa phân bổ hết vốn đầu tư năm 2022, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (đợt 2) đối với các dự án đã đảm bảo thủ tục, điều kiện giao kế hoạch làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương phân bổ kế hoạch năm 2022 cho các dự án.

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các địa phương rà soát các dự án đã giao vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo rõ nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ giao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

V.H

Tin cùng chuyên mục

Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, tạo nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính đang tích cực triển khai Đề án, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo thông tư bãi bỏ một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về dự toán ngân sách nhà nước.
Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Sáng 10/12, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024, nhằm thông tin, tuyên truyền về các chính sách và thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thuế, hải quan, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan.
Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có vấn đề đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất để báo cáo các cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, thông lệ quốc tế cũng như tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bất động sản.
Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính

Thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng vừa ký Quyết định số 2879/QĐ-BTC thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính.

Tin khác

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Từ ngày 1/12/2024, nhiều quy định, chính sách mới liên quan đến kinh tế có hiệu lực, gồm quy định khuyến mại hàng hóa, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biểu thuế xuất nhập khẩu, phát hành trái phiếu.
Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương vừa có Quyết định 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024. Theo đó, nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024.
Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có hướng dẫn hộ kinh doanh trên địa bàn nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025. Theo đó, việc khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế, công khai thông tin hộ khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch

Chỉ còn khoảng 2 tháng là kết thúc năm, nhưng ước tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023.
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Sửa đổi, bổ sung tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu để điều tiết tiêu dùng là phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường.
Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025

Thông qua dự toán ngân sách năm 2025

Tại phiên họp ngày 13/11/2024, chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025.
Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành Tài chính, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng cường hội nhập khu vực.
Xem thêm
Phiên bản di động