Nhiều kiến nghị gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công
Giải ngân chậm vẫn vướng bồi thường, giải phóng mặt bằng
Tỉnh Khánh Hòa đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền cho điều chỉnh giảm kế hoạch vốn ODA năm 2022 cấp phát 1,639 tỷ đồng và vốn vay lại là 47,82 tỷ đồng do không giải ngân được.
Phú Yên bị vướng liên quan đến Luật Đất đai, như: quy định về thủ tục giao đất để thực hiện dự án mất nhiều thời gian; trình tự, thủ tục xác định giá đất; tính toán đơn giá cây trồng để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và bất cập trong định giá đất ở khi bồi thường… lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa.
Nhiều dự án đang gấp rút thi công để hoàn thành tiến độ. Ảnh: T.T |
Phú Yên đề nghị có giải pháp, cho phép điều chỉnh giá đối với các loại hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định để sớm tháo gỡ những khó khăn do ảnh hưởng bởi giá vật tư, vật liệu, nhiên liệu tăng cao trong thời gian qua để các địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Tỉnh Nghệ An kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Cụ thể: đề nghị sửa khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư công, theo hướng cho phép quyết định đầu tư sai lệch với chủ trương đầu tư (về tổng mức đầu tư cũng như quy mô đầu tư) khoảng 10 - 20% để tạo thuận lợi cho các địa phương trong triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Vướng do tăng giá Những vướng mắc về vấn đề tăng giá đối với các hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định cũng làm “đau đầu” địa phương trong quá trình thực hiện. |
Ngoài ra, tỉnh Nghệ An kiến nghị sửa khoản 7 Điều 67 Luật Đầu tư công, theo hướng giao UBND điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch hàng năm giữa các cơ quan, đơn vị theo kế hoạch trung hạn đã được HĐND thông qua để đảm bảo tính chủ động và kịp thời trong điều hành kế hoạch, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; sửa khoản 2 Điều 68 theo hướng HĐND cấp tỉnh quyết định kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đối với vốn ngân sách tỉnh, HĐND cấp huyện, xã quyết định kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đối với vốn ngân sách huyện, xã.
Trên cơ sở những vướng mắc trong thực tế, tỉnh Nghệ An đề nghị tiếp tục có ý kiến với các nhà tài trợ về rà soát lại các quy trình, thủ tục để hài hòa hơn giữa quy định tài trợ và quy định trong nước. Đồng thời, tỉnh kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định sửa đổi Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để các dự án có căn cứ triển khai thực hiện các nội dung liên quan.
Những vướng mắc về vấn đề tăng giá đối với các hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định cũng làm “đau đầu” địa phương trong quá trình thực hiện.
Đối với tỉnh Sóc Trăng, địa phương này đề nghị sớm giao vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022...
Nhiều bộ, ngành đang tích cực vào cuộc
Về vướng mắc liên quan đến Luật Đất đai của tỉnh Phú Yên, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổng hợp các vướng mắc về thực hiện Luật Đất đai để hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các sở chuyên ngành rà soát các vướng mắc liên quan các chính sách về đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức triển khai các dự án đầu tư công gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tế.
Có dự án tại Khánh Hòa không bị vướng mắc về giá cả nguyên vật liệu do đã nhập thiết bị về từ sớm. Ảnh: Minh Tuấn. |
Về đề nghị có giải pháp, cho phép điều chỉnh giá đối với các loại hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Xây dựng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đối với hợp đồng đã ký trọn gói, đơn giá cố định, theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ được điều chỉnh trong trường hợp bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thay đổi... Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các bộ, ngành và các địa phương để tổng hợp số liệu thực hiện của các hợp đồng, để báo cáo Chính phủ.
Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các sở chuyên ngành rà soát các hợp đồng đã ký trọn gói, đơn giá cố định gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời kịp thời đảm bảo công bố giá sát thị trường, công bằng minh bạch theo định kỳ hàng tháng để thực hiện đối với các hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Liên quan đến kiến nghị của Nghệ An, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Tư pháp đánh giá những vướng mắc của pháp luật về đầu tư công, Bộ Tư pháp đã lấy ý kiến của các bộ, ngành và địa phương.
Các nội dung vướng mắc của tỉnh Nghệ An cơ bản là vướng mắc chung của các địa phương, Bộ Tài chính đã tổng hợp rất nhiều nội dung bất cập của Luật Đầu tư công và đã có văn bản số 8182/BTC-ĐT ngày 17/8/2022 gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị tỉnh Nghệ An và các địa phương tiếp tục rà soát các nội dung vướng mắc của Luật Đầu tư công làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, thực hiện dự án; quy trình, trình tự thủ tục của dự án đầu tư công làm ảnh hưởng trực tiếp đến giải ngân vốn đầu tư công, gửi Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi cho phù hợp.
Phát biểu tại cuộc làm việc với 4 địa phương liên quan đến việc đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Tổ trưởng Tổ công tác số 6 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đã chia sẻ thẳng thắn với các địa phương này.
Bộ trưởng đề nghị các đồng chí lãnh đạo tỉnh hết sức quan tâm đến công tác giải ngân vốn, cần phải có suy nghĩ sáng tạo, bám sát hiện trường đôn đốc thi công, công tác giải ngân mới có thể hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.
Địa phương cần đi trước một bước trong công tác giải phóng mặt bằng
Theo Bộ trưởng, với những vướng mắc từ thực tiễn, từ cơ sở, các địa phương cần có báo cáo và kiến nghị cụ thể để Bộ Tài chính có báo cáo tổng hợp gửi Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng đặc biệt lưu ý các địa phương cần đi trước một bước trong công tác giải phóng mặt bằng, bởi đây chính là nguyên nhân khiến giải ngân chậm./. |