Ninh Bình siết chặt công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn và thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực này.
Ninh Bình siết chặt công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường
Ninh Bình siết chặt công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường. Ảnh: TL

Nhiều vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường

Những năm gần đây, UBND tinh Ninh Bình cùng các cơ quan chức năng đã quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo vệ môi trường trường trong khai thác khoáng sản; đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các tầng lóp nhân dân trong địa bàn tỉnh. Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được quan tâm thực hiện, nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những tôn tại, sai phạm về bảo vệ môi trường của các tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động khoáng sản…

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường. Các hành vi vi phạm chủ yếu như: nhiều dự án đã khai thác khoáng sản trong thời gian dài nhưng chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; việc quản lý và báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ hằng năm chưa thực hiện đầy đủ…

Bên cạnh đó, một số dự án khai thác khoáng sản vượt công suất với khối lượng lớn trong nhiều năm, dẫn đến các biện pháp, phương án bảo vệ môi trường đã thực hiện không đáp ứng được, nhưng chủ đầu tư không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc không xin phép cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là vi phạm quy định Luật Bảo vệ môi trường và quy định của Chính phủ về bảo vệ môi trường.

Gần đây nhất, trong tháng 5/2022, qua kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, tại 2 mỏ đá trên địa bàn huyện Nho Quan đó là mỏ đá của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển Thiên Tân và mỏ đá của Công ty TNHH An Thành Long xảy ra nhiều sai phạm.

Trong đó, mỏ đá của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển Thiên Tân có hành vi chuyển 10.011,6m2 đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan có thẩm quyền cho phép; không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo quy định.

Còn mỏ đá Công ty TNHH An Thành Long đã chuyển 18.617,1m2 đất bằng trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp (làm nhà xưởng, bãi thành phẩm) không được cơ quan có thẩm quyền cho phép; Không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT theo quy định. Không thực hiện một trong các nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tại huyện Yên Mô, mỏ đá Công ty TNHH Đầu tư phát triển Xuân Hiếu ở thôn Hảo Nho, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô cũng xảy ra rất nhiều sai phạm. Theo nội dung kết luận thanh tra số 1334/KL-STNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình ngày 20/6/2022, Công ty Xuân Hiếu đã lấn, chiếm 69.458,1 m2 đất tại khu vực nông thôn để làm bãi chứa sản phẩm, làm đường đi và xây dựng các hạng mục công trình như: kho chất thải nguy hại, nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân, trạm điện, trạm nghiên, nhà vệ sinh, xưởng cơ khí…

Công ty này cũng không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải năm 2021, 2022; chưa lắp đặt hệ thống camera giám sát tại kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ, chưa lắp đặt trạm cân tại nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi lưu giữ thông tin…

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Chỉ trong thời gian ngắn qua kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Ninh Bình đã ra 2 Quyết định xử phạt đối với 2 mỏ đá trên địa bàn huyện Nho Quan với tổng số tiền 790 triệu đồng và mỏ đá của công ty Xuân Hiếu ở huyện Yên Mô với số tiền 370 triệu đồng.

Mới đây nhất, ngày 6/7/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình có Văn bản số 298/UBND-VP3 yêu cầu các Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Thanh tra tỉnh... và UBND các huyện, thành phố tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp các giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp trên địa bàn tỉnh từ tháng 7/2011 đến hết năm 2021. Đối với giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn: Tiến hành kiểm tra, kiên quyết xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân không lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, đồng thời yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan lập Đề án đóng cửa mỏ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Đối với Đề án đóng cửa mỏ đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt, đã hoàn thành: Tiến hành kiểm tra, nghiệm thu, trình UBND tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, bàn giao đất cho địa phương theo quy định, không để tình trạng giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực mà không lập Đề án đóng cửa mỏ, không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ theo quy định.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thường xuyên đôn đốc, hưỡng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm nội dung giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định. Tăng cường tuần tra, kiểm soát nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, nhất là đối với cát sỏi lòng sông, đất san lấp. Đồng thời kiểm tra, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương và cơ quan có liên quan để xử lý theo quy định./.

T.Chinh

Tin cùng chuyên mục

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.

Tin khác

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Luật Đất đai 2024:  Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024: Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi) là văn bản luật có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI chủ trì tổ chức hội thảo Luật Đất đai 2024: Những nội dung quan trọng doanh nghiệp cần biết thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham dự.
Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Theo nghiên cứu do Visa thực hiện và vừa được công bố cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Làn sóng tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mở ra tương lai đầy tiềm năng của ngành hàng tiêu dùng bán lẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động