Phát hành trái phiếu sẽ tạo đòn bẩy tài chính cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Việc thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề cần được giải quyết để tạo động lực phát triển kinh tế cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Xây dựng kế hoạch huy động vốn phù hợp, dài hạn và bền vững

PGS. TS. Chu Khánh Lân cho rằng, lý tưởng nhất là việc phân cấp tài khóa đi kèm với các thể chế quản lý nhà nước đầy đủ, phù hợp, kỷ luật và minh bạch sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, quá trình phân cấp tài khóa cũng đặt ra những lo ngại về thâm hụt ngân sách kéo dài tại các địa phương.

Đặc biệt tại các quốc gia có kỷ luật tài khóa kém, chính quyền địa phương thiếu năng lực quản lý, mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình thấp, đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho địa phương không đi kèm với những biện pháp nâng cao năng lực và kỷ luật sẽ tạo ra những rủi ro tài khóa đáng kể, thậm chí là bất ổn thị trường tài chính và suy thoái kinh tế.

Khó khăn và thách thức được tăng lên nhiều đối với các quốc gia đang phát triển khi cùng lúc phải chuyển đổi sang mô hình phát triển kinh tế mở cửa hơn, phân quyền nhiều hơn và tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân phát triển.

Phát hành trái phiếu tạo đòn bẩy tài chính cho địa phương phát triển kinh tế
Phát hành trái phiếu tạo đòn bẩy tài chính cho địa phương phát triển kinh tế

Cách thức phối hợp và cạnh tranh giữa khu vực nhà nước và tư nhân cũng vì vậy mà có sự thay đổi mang tính căn bản; tuy diễn ra một cách từ từ hay nhanh chóng, đều đặt ra những vấn đề mới, phức tạp và chưa có tiền lệ xử lý cho công tác quản lý nhà nước.

PGS TS. Chu Khánh Lân cho rằng, Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với cả khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung.

So với các vùng KTTĐ khác, Vùng KTTĐ miền Trung có đường bờ biển dài khoảng 600km, là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế biển và hội nhập với thị trường quốc tế. Các cảng biển quan trọng tại các địa phương trong vùng tạo thành một hệ thống cảng biển phục vụ phát triển kinh tế cho địa phương và cho toàn vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt mức cao so với bình quân cả nước. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2019 lần lượt là 9,3%/năm và 6,9%/năm, cao hơn so với bình quân cả nước là 5,9%/năm và 6,7%/năm.

Tuy nhiên, mức chênh lệch giảm mạnh qua thời gian và xét tổng thể thì đóng góp của vùng vào kinh tế cả nước chưa tương xứng với tiềm năng.

Trước những lợi thế, cơ hội và thách thức đối với Vùng KTTĐ miền Trung nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung, việc xây dựng một kế hoạch huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương có tính phù hợp, dài hạn và bền vững là cần thiết.

Các dự án được lựa chọn để phát hành trái phiếu cần bám sát vào quy hoạch vùng và tỉnh, xác định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên yếu tố biển và đáp ứng được các thách thức về biến đổi khí hậu. Tuy hạ tầng trong vùng đã được đầu tư và cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào sự nỗ lực của từng địa phương, chưa có sự phát triển theo hướng liên kết phát triển vùng nhằm chuyển thế mạnh kinh tế địa phương sang khai thác lợi thế toàn vùng theo quy hoạch Vùng KTTĐ miền Trung.

Do vậy, cần ưu tiên đầu tư để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng giao thông gắn với logistic kết nối theo trục Bắc - Nam và hệ thống đường ngang Đông - Tây, kết nối liên thông các cảng biển và các tỉnh ven biển với vùng Tây Nguyên. Kế hoạch này sẽ được triển khai qua các giai đoạn với vai trò hỗ trợ giảm dần của chính quyền Trung ương và tương ứng là vai trò chủ động, tự lực tăng dần của chính quyền địa phương trong vùng.

4 giai đoạn huy động, sử dụng vốn trái phiếu

PGS. TS. Chu Khánh Lân đưa ra 4 giai đoạn huy động, sử dụng vốn trái phiếu. Theo đó, giai đoạn 1, chính quyền địa phương lựa chọn một số dự án đầu tư trọng điểm của cả vùng như cảng biển, đường cao tốc (giao thông gắn với logistic) để đề xuất với trung ương huy động vốn trái phiếu tài trợ cho các dự án này. Chính phủ, thông qua Bộ Tài chính, sẽ phát hành trái phiếu để huy động vốn và cho vay lại với các chính quyền địa phương. Nguồn thu từ dự án là chủ yếu, kết hợp với nguồn thu ngân sách của chính quyền địa phương sẽ được dùng để trả nợ.

Phát hành trái phiếu tạo đòn bẩy tài chính cho địa phương phát triển kinh tế
PGS. TS. Chu Khánh Lân đề xuất phát hành trái phiếu huy động vốn cho phát triển Vùng KTTĐ miền Trung

Giai đoạn 2, chính quyền địa phương lựa chọn các dự án đầu tư trọng điểm của cả vùng như cảng biển, đường cao tốc (giao thông gắn với logistic) để đề xuất với chính quyền trung ương huy động vốn trái phiếu tài trợ cho các dự án này. Chính phủ, thông qua Bộ Tài chính, sẽ bảo lãnh cho chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để tài trợ cho dự án đầu tư. Nguồn thu từ dự án là chủ yếu, kết hợp với nguồn thu ngân sách của chính quyền địa phương, bao gồm cả khoản phân chia ngân sách từ trung ương cho các địa phương trong vùng sẽ được dùng để trả nợ.

Giai đoạn 3, chính quyền địa phương lựa chọn các dự án đầu tư của địa phương mình, các dự án khu công nghiệp, khu du lịch (kinh tế xanh và du lịch bền vững) để phát hành trái phiếu. Chính phủ thông qua Bộ Tài chính sẽ phê duyệt các trường hợp được Chính phủ bảo lãnh và không được bảo lãnh. Nguồn thu từ dự án là chủ yếu, kết hợp với nguồn thu ngân sách của chính quyền địa phương, bao gồm cả khoản phân chia ngân sách từ trung ương cho các địa phương trong vùng sẽ được dùng để trả nợ.

Giai đoạn 4, chính quyền địa phương lựa chọn các dự án đầu tư của địa phương mình, ngoài cảng biển, đường cao tốc thì thêm các dự án khu công nghiệp, khu du lịch (kinh tế xanh và du lịch bền vững) để phát hành trái phiếu. Nguồn thu từ dự án là chủ yếu, kết hợp với nguồn thu ngân sách của chính quyền địa phương, bao gồm cả khoản phân chia ngân sách từ trung ương cho các địa phương trong vùng sẽ được dùng để trả nợ.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.

Tin khác

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Luật Đất đai 2024:  Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024: Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi) là văn bản luật có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI chủ trì tổ chức hội thảo Luật Đất đai 2024: Những nội dung quan trọng doanh nghiệp cần biết thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham dự.
Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Theo nghiên cứu do Visa thực hiện và vừa được công bố cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Làn sóng tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mở ra tương lai đầy tiềm năng của ngành hàng tiêu dùng bán lẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động