Thị trường bất động sản sẽ phục hồi, phát triển lành mạnh, bền vững nhờ các luật mới

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… nếu được Quốc hội cho phép áp dụng sớm từ ngày 1/7/2024 cùng với các luật liên quan có hiệu lực sẽ củng cố lòng tin và thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi vào cuối năm 2024 và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thị trường bất động sản đang hồi phục

Từ năm 2020 đến năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản do tác động của đại dịch Covid-19 và các “xung đột lợi ích” giữa các nước lớn, “xung đột địa chính trị” ở một số khu vực làm tăng nguy cơ lạm phát, giảm tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế và thị trường bất động sản nước ta.

Thống kê từ Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho thấy “vùng đáy” khó khăn của thị trường bất động sản rơi vào quý I/2023, bởi lẽ đến hết quý I/2023, thị trường bất động sản rơi xuống mức tăng trưởng âm sâu nhất (-16,2%).

Các luật áp dụng sớm sẽ củng cố lòng tin và thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi
Luật Đất đai 2024 được xem như "liều thuốc chữa lành" cho các dự án treo.

Thế nhưng, kể từ quý II/2023 thì mức độ khó khăn giảm dần và từng bước phục hồi, thể hiện đến hết 6 tháng, thị trường bất động sản còn tăng trưởng âm -11,5%, đến hết 9 tháng còn tăng trưởng âm -8,7% và kết thúc năm 2023 thì chỉ còn tăng trưởng âm -6,38%.

Vì thế, có thể nhận định thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và dự báo sẽ phục hồi rõ nét vào cuối năm 2024 và trở lại bình thường vào khoảng giữa năm 2025 trở đi do “độ trễ” của chính sách và do “độ trễ” của quy trình thủ tục đầu tư xây dựng, triển khai thực hiện có tính “đặc thù” của các dự án bất động sản.

Trong quý I/2024, TP. Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” với diện tích 3.647,4 m 2 và chỉ có 1 dự án nhà ở thương mại (cũ) đã hoàn thành đầu tư xây dựng với quy mô 219 căn hộ và không có dự án nhà ở thương mại nào đủ điều kiện huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai và có 62 dự án nhà ở thương mại (dự án cũ) đang triển khai với 28.462 căn hộ.

Cũng trong quý I/2024, không có dự án nhà ở xã hội nào được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc được cấp giấy phép xây dựng; chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội (dự án cũ) đã hoàn thành với 242 căn hộ và đang triển khai thực hiện 7 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân (dự án cũ) với 4.996 căn hộ.

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản?

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, thị trường bất động sản cuối năm 2024 sẽ diễn ra theo 2 kịch bản tuỳ thuộc vào Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… được Quốc hội cho phép áp dụng sớm từ ngày 1/7/2024 hay không.

Kịch bản 1: Nếu được “tiếp sức” bằng việc tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ cho phép áp dụng Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 kể từ ngày 1/7/2024 và xem xét thông qua 2 dự thảo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội.

Các luật áp dụng sớm sẽ củng cố lòng tin và thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi

Khi đó, song song với việc Chính phủ, các bộ, ngành ban hành các nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, sát với thực tiễn thì sẽ xử lý được hầu hết các “vướng mắc pháp lý” của 148 dự án bất động sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh mà “vướng mắc pháp lý” đang chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản.

Ngoài ra, những vấn đề được thông qua còn đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người dân, nhà đầu tư và vừa có tác động “tích cực”, thúc đẩy tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản từ khoảng cuối năm 2024 trở đi.

Kịch bản 2: Nếu Quốc hội không cho phép áp dụng sớm Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 kể từ ngày 1/7/2024 thì sẽ có tác động “làm chậm” tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường bất động sản, chậm thêm khoảng 6 tháng.

Cụ thể, nếu Quốc hội không thông qua dự thảo “Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở” thì kể từ ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục không được “thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và đất khác hoặc đất khác không phải là đất ở” để thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Qua đó, sẽ có khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có “đất khác không phải là đất ở” mà hầu hết là các dự án có quy mô diện tích lớn hoặc rất lớn dù phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đô thị, nhưng lại không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trên “đất của chính mình” do không đáp ứng quy định tại khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai 2024 (yêu cầu nhà đầu tư phải “đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác”).

Ông Lê Hoàng Châu cho hay, việc chậm thông qua sẽ dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản tiếp tục thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở thương mại và tiếp tục tình trạng “lệch pha” sản phẩm nhà ở, “lệch” về phân khúc nhà ở cao cấp, thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá vừa túi tiền và tiếp tục tình trạng giá nhà bị đẩy lên cao hoặc “neo” giá cao, tác động bất lợi đến mục tiêu phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững./.

Tuấn Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...

Tin khác

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 567/UBND-TH về triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 7/2/2025 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.
Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Chính phủ tổ chức hội nghị với tất cả các địa phương để rà soát và thúc đẩy làm các nhiệm vụ giải pháp để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới và yêu cầu tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Theo Tổng cục Thuế, phiên bản eTax 2.9.3 dành cho doanh nghiệp được nâng cấp với tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử tổ chức do Bộ Công an cấp. Việc tích hợp này giúp nâng cao tính bảo mật và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Để có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên hệ thống Thuế điện tử, tổ chức cần thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử theo quy định của Bộ Công an.
Xem thêm
Phiên bản di động