Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: TL

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 trên 95%

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ quan điểm, định hướng chỉ đạo điều hành là xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, thực hiện điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Bám sát, nhận diện và đánh giá đúng tình hình, tăng cường năng lực dự báo, phản ứng chính sách, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm, nêu gương người đứng đầu. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong mọi mặt hoạt động đầu tư công; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công. Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho đầu tư, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư tư. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội; đề xuất phương án xử lý đối với số vốn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng không thể giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo quy định; trong đó ưu tiên điều chỉnh cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trong tháng 4/2023.

Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện điều hòa linh hoạt vốn giữa Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, bảo đảm giải ngân toàn bộ số vốn của Chương trình trong năm 2023 theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng quy định...

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công
Ảnh: Minh họa

Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát các văn bản pháp lý liên quan đến triển khai, thực hiện dự án đầu tư công để chủ động xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý cụ thể để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức liên quan đến ngành, lĩnh vực được phân công quản lý để làm cơ sở lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư cho các dự án không có cấu phần xây dựng.

Khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 được giao, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.

Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch theo từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án, coi đây là căn cứ đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2023.

Rà soát, phát hiện, xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc về pháp lý, chủ động xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên trực tiếp; trong đó, lựa chọn đúng các điểm nghẽn, nút thắt để tập trung giải quyết, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả, tác động rõ rệt.

Người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp phối hợp, làm việc với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực để giải quyết vướng mắc phát sinh... Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên…; có chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.../.

Các địa phương tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại; xác định vị trí, diện tích bãi đổ thải sử dụng cho các dự án. Tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, công tác dân vận kịp thời, đúng quy định, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân, không để xảy ra khiếu kiện, phát sinh thành điểm nóng về an ninh, trật tự. Cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ làm cơ sở điều chỉnh gói thầu, tổng mức đầu tư dự án. Kiểm soát tình trạng biến động giá nguyên, nhiên vật liệu xây dựng và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, nâng giá trục lợi...

NNK (TH)

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
11 thành viên trúng đấu thầu vàng miếng ngày 23/5

11 thành viên trúng đấu thầu vàng miếng ngày 23/5

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo kết quả phiên đấu thầu vàng miếng sáng 23/5. Có 11 thành viên trúng thầu, với tổng khối lượng là 134 lô (tương đương 13.400 lượng vàng).
Xem thêm
Phiên bản di động