TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng tăng trưởng tài sản tốt trong thập kỷ tới

Theo bảng xếp hạng hàng năm do công ty Henley & Partners thực hiện, xét về tiềm năng tăng trưởng tài sản trong thập kỷ tới, TP. Hồ Chí Minh nằm trong số các thành phố được chú ý.
TP. Hồ Chí Minh thuộc nhóm có tiềm năng tăng trưởng tài sản tốt
TP. Hồ Chí Minh thuộc nhóm có tiềm năng tăng trưởng tài sản tốt trong thập kỷ tới. Ảnh TL minh họa.

New York (Mỹ) đã tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong Bảng xếp hạng Top 50 thành phố giàu nhất thế giới năm 2024. Nước Mỹ dẫn đầu với 11 thành phố trong danh sách.

Đây là bảng xếp hạng hàng năm do công ty cư dân toàn cầu Henley & Partners phối hợp với công ty dữ liệu tình báo toàn cầu New World Wealth thực hiện.

Tổng tài sản mà cư dân Big Apple nắm giữ hiện đã vượt quá 3.000 tỷ USD, cao hơn tổng tài sản ở hầu hết các quốc gia trong nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20), với 349.500 triệu phú, 744 triệu phú có tài sản khả dụng ít nhất 100 triệu USD và 60 tỷ phú sống ở thành phố.

Đứng ở vị trí thứ 2 là vùng vịnh Bắc California, bao gồm thành phố San Francisco và Thung lũng Silicon.

Khu vực này có tốc độ tăng trưởng tài sản thuộc nhóm cao nhất thế giới, với số lượng triệu phú tăng 82% trong thập kỷ qua và hiện là nơi sinh sống của 305.700 triệu phú, 675 triệu phú có tài sản khả dụng ít nhất 100 triệu USD và 68 tỷ phú.

Tokyo (Nhật Bản), từng dẫn đầu danh sách thành phố giàu có nhất thế giới cách đây một thập kỷ, đã chứng kiến giảm 5% về số cư dân có giá trị ròng cao (HNWI) trong 10 năm qua, và hiện đang ở vị trí thứ 3, với 298.300 triệu phú.

Singapore đã tăng 2 bậc, lên vị trí thứ 4 sau khi số lượng triệu phú tăng 64% trong 10 năm qua, dự báo sẽ sớm soán ngôi Tokyo để trở thành thành phố giàu có nhất châu Á.

Được coi là thành phố thân thiện với doanh nghiệp nhất trên trái đất, Singapore cũng là một trong những điểm đến hàng đầu thế giới đối với các triệu phú di cư - khoảng 3.400 HNWI đã chuyển đến đây chỉ riêng trong năm 2023 và thành phố hiện có 244.800 triệu phú thường trú, 336 triệu phú có tài sản khả dụng ít nhất 100 triệu USD và 30 tỷ phú.

London (Anh), thành phố giàu nhất thế giới trong nhiều năm, tiếp tục tụt hạng trong bảng xếp hạng và hiện đứng ở vị trí thứ 5 với 227.000 triệu phú, 370 triệu phú có tài sản khả dụng ít nhất 100 triệu USD và 35 tỷ phú, giảm 10% trong thập kỷ qua.

Ngược lại, Los Angeles (Mỹ) đã tăng 2 bậc trong vòng 10 năm lên vị trí thứ 6 và có mức tăng trưởng dân số giàu có đáng chú ý là 45%. Paris (Pháp), thành phố giàu có nhất ở lục địa châu Âu, vẫn giữ vị trí thứ 7, trong khi Sydney (Australia) lên vị trí thứ 8.

Trung Quốc đã có sự hiện diện đáng chú ý trên bảng xếp hạng với 7 thành phố lọt vào danh sách, trong đó có Hong Kong và Đài Bắc. Thủ đô Bắc Kinh (125.600 triệu phú) lần đầu tiên lọt vào top 10 sau khi số lượng triệu phú tăng 90% trong thập kỷ qua.

Xét về tiềm năng tăng trưởng tài sản trong thập kỷ tới, các thành phố được chú ý bao gồm Bengaluru (Ấn Độ), Scottsdale (Mỹ) và TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam). Cả 3 đều đạt được tốc độ tăng trưởng đặc biệt trên 100% về số triệu phú thường trú trong 10 năm qua.

Tại Trung Đông, Dubai dễ dàng chiếm ngôi vương là thành phố giàu có nhất khu vực với tốc độ tăng trưởng dân số triệu phú ấn tượng 78% trong 10 năm qua. Hiện được xếp hạng là thành phố giàu có thứ 21 trên thế giới, Dubai rất có khả năng lọt vào top 20 trong những năm tới.

Mặc dù không có thành phố nào ở châu Phi hay Nam Mỹ lọt vào bảng xếp hạng, nhưng báo cáo này xác định một số “ngôi sao đang lên” có thể gia nhập hàng ngũ các trung tâm giàu có hàng đầu toàn cầu trong tương lai không xa.

Nairobi, thủ đô của Kenya, hiện có 4.400 triệu phú, tăng 25% trong thập kỷ qua, nhờ hệ sinh thái công nghệ phát triển mạnh và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

Cape Town, viên ngọc ven biển tuyệt đẹp của Nam Phi, có số lượng triệu phú tăng 20%, hiện là nơi sinh sống của 7.400 triệu phú.

Trong khi đó, Monaco, được cho là nơi trú ẩn an toàn hàng đầu thế giới dành cho giới siêu giàu, nơi tài sản trung bình vượt quá 20 triệu USD, cũng là thành phố được xếp hạng hàng đầu trên thế giới về mức độ giàu có bình quân đầu người. Hơn 40% cư dân của công quốc Địa Trung Hải này là triệu phú - tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ thành phố nào trên toàn cầu.

Tiến sĩ Juerg Steffen, Giám đốc điều hành của Henley & Partners, cho biết yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng ở các thành phố giàu có nhất thế giới là hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của thị trường tài chính trong những năm gần đây.

Thục Tô

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.

Tin khác

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Xem thêm
Phiên bản di động