TP. Hồ Chí Minh dự kiến đầu tư gần 75.000 tỷ đồng xây dựng 6 dự án BOT

TP. Hồ Chí Minh dự kiến đầu tư 75.000 tỷ đồng làm các dự án giao thông trọng điểm, trong đó đa số là các dự án BOT nằm dọc các tuyến đường giao thông hiện hữu trên địa bàn và tuyến cửa ngõ ra vào của thành phố.
TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 75.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông trọng điểm
Ảnh: T.L

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, Nghị quyết 98/2023/3QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh (thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 trước đó) được Quốc hội thông qua, đã mở ra cơ chế mới cho TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, thành phố được phép áp dụng hợp đồng BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) đối với các công trình đường bộ hiện hữu, đi kèm là các tiêu chí liên quan.

Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh dự kiến đầu tư gần 75.000 tỷ đồng xây dựng 6 dự án BOT, trong đó TP. Hồ Chí Minh đầu tư 22.000 tỷ đồng vào dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 và 52.000 tỷ đồng triển khai 5 dự án giao thông BOT mở rộng đường bộ.

Các dự án giao thông BOT mở rộng đường bộ tại TP. Hồ Chí Minh được đầu tư gồm:

Dự án mở rộng quốc lộ 1, đoạn từ nút giao An Lạc đến ranh giới tỉnh Long An: đoạn này dài 9,6 km được mở rộng từ 4 lên 8 làn xe, tổng vốn ước gần 12.900 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.700 tỷ đồng. Dự án được đề xuất theo tỷ lệ 50/50: Ngân sách nhà nước 6.438 tỷ đồng và doanh nghiệp 6.438 tỷ đồng.

Dự án mở rộng quốc lộ 22, đoạn từ ngã tư An Sương đến giao đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh có chiều dài 9,1 km, được mở rộng thêm gần 40 m, tổng mức đầu tư khoảng 3.609 tỷ đồng. Ngân sách thành phố tham gia với tỷ lệ 67% (khoảng 2.409 tỷ đồng) để giải phóng mặt bằng; doanh nghiệp tham gia 33% (khoảng 1.200 tỷ đồng), công việc là thi công xây lắp.

Dự án mở rộng quốc lộ 13, từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu có chiều dài 5 km, được mở rộng lên từ 53 - 60 m với tổng kinh phí gần 10.000 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 8.600 tỷ đồng. Đề xuất tỷ lệ đầu tư: Ngân sách bố trí 50% vốn đầu tư (khoảng 4.996 tỷ đồng) và doanh nghiệp 50%.

Dự án mở rộng trục Bắc Nam, từ đại lộ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm có chiều dài 7,5 km, được mở rộng từ 4 lên 10 làn xe, tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng. Ngân sách thành phố tham gia 70% (hơn 3.131 tỷ đồng), doanh nghiệp tham gia 30% (hơn 1.342 tỷ đồng).

Dự án cầu đường Bình Tiên, đoạn đi qua quận 6, 8 và huyện Bình Chánh có chiều dài 3,2 km, mở rộng từ 30 - 40 m, tổng vốn thực hiện trên 6.200 tỷ đồng. Đề xuất ngân sách nhà nước tham gia với tỷ lệ 54% để giải phóng mặt bằng (hơn 3.300 tỷ đồng), doanh nghiệp tham gia 46% thi công xây lắp (khoảng 2.900 tỷ đồng)

Đại diện Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh cho biết, đây là các cửa ngõ, tuyến đường có mật độ giao thông dày đặc, những điểm “nghẽn cổ chai” về giao thông của TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại, Sở đang tham khảo ý kiến từ các sở, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng tiêu chí cụ thể, sau đó sẽ trình UBND TP. Hồ Chí Minh. Dự kiến, UBND TP. Hồ Chí Minh sẽ trình HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua vào kỳ họp sắp tới, tháng 9/2023.

Trước đó, đầu tháng 2/2023, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh về bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù, trong đó có đề cập đến 6 dự án về hạ tầng giao thông. Đó là các dự án thuộc các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ (gồm cả cầu và hầm) hiện hữu được áp dụng phương thức PPP, hợp đồng BOT, có tổng mức đầu tư khoảng 75.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh hiện đang quản lý 20 dự án đầu tư theo phương thức PPP, bao gồm 7 hợp đồng BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), 11 hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), một hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - khai thác), một hợp đồng kết hợp BOT-BT và một hợp đồng ứng vốn để đầu tư (tạm ứng vốn có bảo lãnh)./.

T/H

Tin cùng chuyên mục

Các luật áp dụng sớm sẽ củng cố lòng tin và thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi

Các luật áp dụng sớm sẽ củng cố lòng tin và thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi

HoREA cho rằng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… nếu được Quốc hội cho phép áp dụng sớm từ ngày 1/7/2024 cùng với các luật liên quan có hiệu lực sẽ củng cố lòng tin và thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi vào cuối năm 2024 và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bình Định: Kích cầu du lịch, phát triển kinh tế biển thông qua lễ hội tinh hoa đất biển năm 2024

Bình Định: Kích cầu du lịch, phát triển kinh tế biển thông qua lễ hội tinh hoa đất biển năm 2024

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 nhằm quảng bá thế mạnh, tiềm năng Bình Định, từ đó thu hút khách du lịch đến với Quy Nhơn.
Đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp khu công nghệ cao Hòa Lạc

Đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp khu công nghệ cao Hòa Lạc

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tại Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc.
Thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương Việt Nam - Dubai

Thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương Việt Nam - Dubai

Năm 2023, thương mại song phương phi dầu mỏ giữa Việt Nam và Dubai tăng 12,2%, đạt giá trị 8,6 tỷ USD. Năm 2024 và các năm tiếp theo, Việt Nam có thêm cơ hội mới để xuất khẩu sang Dubai đồ nội thất, các loại hạt, trái cây nhiệt đới và cà phê.
Rà soát dự án phân lô bán nền tại Đà Lạt, Bảo Lộc

Rà soát dự án phân lô bán nền tại Đà Lạt, Bảo Lộc

Nhằm kịp thời phát hiện sai phạm để chấn chỉnh, hướng dẫn các chủ đầu tư khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản…, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP. Đà Lạt và TP. Bảo Lộc.

Tin khác

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ triển khai cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ triển khai cải cách tiền lương

Các công tác chuẩn bị cho cải cách tiền lương từ 1/7 đang được tích cực triển khai, trong đó có những vấn đề cần được xin ý kiến Bộ Chính trị. Cụ thể như việc bảo lưu tiền lương, thu nhập đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; trợ cấp với các cán bộ, công chức có lương cơ bản thấp…
Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 198,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là 1 trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất nông lâm thủy sản Việt Nam

Trung Quốc tiếp tục là 1 trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất nông lâm thủy sản Việt Nam

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch), có hiệu lực từ 25/4/2024.
Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Để hỗ trợ cung ứng nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành da giày Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu.
Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp được nêu rõ tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đây là bài toán khó về kinh tế, bởi phát triển điện mặt trời mái nhà bên cạnh lợi ích cũng đặt ra nhiều thách thức.
Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, góp phần nối thông cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An, cũng như minh chứng hiệu quả chủ trương xã hội hoá đầu tư cao tốc để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông…
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động