TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% trong năm 2024

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu tăng trưởng 7,5-8% trong năm tới, sau một năm không đạt mục tiêu do kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% năm 2024
Ảnh: T.L

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hồi phục tích cực

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của UBND TP. HCM cho thấy, năm 2023 dù đối diện với những khó khăn nhưng thành phố đã tìm ra những điểm nghẽn, đề ra các giải pháp giúp tình hình kinh tế - xã hội được cải thiện qua từng tháng, từng quý. Kết quả, năm 2023, kinh tế TP.HCM đạt tăng trưởng 5,81%, đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và đứng đầu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Về giải ngân vốn đầu tư công, năm 2023, TP.HCM giải ngân gấp 2 lần so với năm 2022. Bên cạnh đó, đầu tư tư nhân tiếp tục có kết quả đáng khích lệ, là năm đầu tiên thành phố vượt qua mốc 50.000 doanh nghiệp.

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2023 ước đạt 1.621.191 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010 đạt 1.099.072 tỷ đồng, tăng 5,81% so với năm 2022. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 446.545 tỷ đồng, đạt 95,07%.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, các vấn đề bất cập, các điểm nghẽn kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia trên địa bàn thành phố có tác động lan tỏa được đưa vào khai thác. Nhiều dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện.

Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, đạt kế hoạch đề ra. Hoạt động chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực, đứng thứ 2 cả nước về Chỉ số chuyển đổi số. Công tác đối ngoại tiếp tục đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND thành phố, năm 2023 thực trạng khả năng hấp thụ vốn của thị trường còn thấp, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng; tiến độ giải quyết công việc còn chậm, công tác phối hợp chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, còn tâm lý chờ đợi chỉ đạo mà chưa chủ động nghiên cứu đề xuất tham mưu để có phương án. Sự phối hợp tham mưu UBND TP.HCM của các sở, ngành còn chưa đồng bộ, còn tình trạng văn bản “chạy qua chạy lại”, một vấn đề bàn tới bàn lui nhiều lần.

Bên cạnh đó, giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ triển khai lập quy hoạch thành phố, quy hoạch chung thành phố chưa đảm bảo tiến độ; công tác cải cách hành chính còn một số hạn chế, cần chỉ rõ những điểm nghẽn để tập trung cụ thể hóa trong Đề án “Xây dựng nền công vụ TP.HCM hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024-2030”. Ngoài ra, khối lượng công việc ngày càng nhiều, độ khó ngày càng cao trong khi đội ngũ về số lượng vẫn ổn định, thậm chí phải tinh giản…

Cần nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn

Kinh tế TPHCM đã xuất hiện những điểm sáng, tuy nhiên những thách thức vẫn còn hiện hữu trong năm 2024, và nền kinh tế cần thêm thời gian để thích ứng với những dịch chuyển này, hướng tới sự phục hồi. Khó khăn được dự báo sẽ tiếp tục, ít nhất đến cuối quý II/2024.

Ngoài khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc được dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2024. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của TPHCM, vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của thành phố. Đây sẽ thách thức cho TP.HCM trong việc thúc đẩy sự hồi phục của tổng cầu.

TP.HCM xác định chủ đề công tác năm 2024 là: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”.

TP.HCM xây dựng 18 chỉ tiêu chủ yếu và được phân chia thành 5 nhóm: Nhóm chỉ tiêu về kinh tế; Nhóm chỉ tiêu về xã hội; Nhóm chỉ tiêu về đô thị; Nhóm chỉ tiêu về cải cách hành chính; Nhóm chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh.

Về các nhiệm vụ giải pháp năm 2024, TP.HCM chủ động, sáng tạo, thích ứng linh hoạt, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành. Đẩy nhanh tiến độ các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Cùng với đó, TP.HCM đẩy mạnh chuyển đổi số; thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố; tăng cường huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch đầu tư công.

TP.HCM tập trung phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ và hiện đại; quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Cùng với đó, TP.HCM chú trọng phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội; tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đời sống người dân thành phố. Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác đối ngoại, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

TS. Trần Anh Tuấn, Trưởng ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp TPHCM, đề nghị thành phố cần tập trung tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư công để kích hoạt các dự án kết nối hạ tầng. Vì khi hạ tầng giữa TP.HCM với các vùng lân cận kết nối tốt, di chuyển nhanh, để nguồn sản xuất đưa vào tiêu dùng nhanh.

TS. Trần Anh Tuấn cũng góp ý số hóa, áp dụng công nghệ được nói đến nhiều nhưng còn thiếu và yếu. Về sản xuất, những sản phẩm nội địa chất lượng chưa cao, người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng nên muốn kích cầu nội địa, phải thay đổi hành vi người tiêu dùng nội địa bằng cách tăng chất lượng sản phẩm của Việt Nam để cải thiện năng lực hấp thụ hàng hóa…

Đặng Hương

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Tại Nghị quyết, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 (còn 8%).
Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng phái đoàn Việt Nam làm việc tại Mỹ, ký loạt thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản, mở rộng hợp tác nông nghiệp song phương.
5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính chung trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14%, nhập khẩu tăng 17,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,67 tỷ USD.
Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Tin khác

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị để giải phóng mặt bằng, quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025, để thúc đẩy tăng trưởng.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động