Xây dựng Đề án Phát triển kinh tế khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay tại Quảng Trị
Đề án phát triển kinh tế khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 có phạm vi không gian tại khu vực đã được quy hoạch tại Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 với diện tích 49,94 ha làm vùng lõi và nghiên cứu phát triển các vùng lân cận có tiềm năng, lợi thế phù hợp xu hướng phát triển kinh tế của khu vực.
Đề án có mục tiêu xây dựng khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay trở thành khu động lực phát triển mới của tỉnh Quảng Trị, là đầu cầu nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế song song với Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) về phía Việt Nam, nối khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với khu vực Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia qua cửa khẩu quốc tế La Lay về cảng biển Mỹ Thủy và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
![]() |
Khu vực cửa khẩu quốc tế La Lay. |
Đồng thời, Đề án cũng nhằm tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 21/8/2015 về việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay thành cửa khẩu quốc tế kiểu mẫu với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo dự thảo Đề án, phấn đấu đến năm 2030, Quảng Trị sẽ xây dựng cửa khẩu quốc tế La Lay trở thành trung tâm dịch vụ năng động trên tuyến PARA-EWEC, thu ngân sách qua cửa khẩu đạt trên 1.000 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng trưởng bình quân hằng năm trên 15%, đến năm 2030 đạt trên 500 triệu USD…
Đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035, định hướng ưu tiên sẽ thành lập Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế La Lay; Phát triển các khu chức năng, tập trung nghiên cứu lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đảm bảo tính thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực thời gian tới.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kho bãi, máy móc thiết bị, yêu cầu về đảm bảo vệ sinh môi trường, đấu nối giao thông… theo đúng tiêu chuẩn, quy định; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dịch vụ hỗ trợ tạo thành hệ thống logistics sau cửa khẩu hoạt động lâu dài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và tạo việc làm cho người dân địa phương.
Cũng theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Cửa khẩu quốc tế La Lay có vị trí khá thuận lợi cho sự phát triển quan hệ quốc tế, thương mại, dịch vụ và du lịch, là cửa ngõ nối các tỉnh miền Trung Việt Nam với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hành lang đi qua Cửa khẩu quốc tế La Lay có thuận lợi để thu hút khối lượng vận tải trao đổi hàng hóa từ 4 tỉnh vùng Nam Lào với dân số 1 triệu người và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan với dân số khoảng 21,5 triệu người. Đây hầu hết là các vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Trước nhu cầu và sự cần thiết để đáp ứng lưu thông hàng hóa tại Cửa khẩu quốc tế La Lay, ngày 16/9/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1955/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay tỉ lệ 1/500, bao gồm 6 khu chức năng, với diện tích 49,94 ha. Sau gần 10 năm kể từ khi nâng cấp cửa khẩu La Lay lên cửa khẩu quốc tế (năm 2014), tổng số vốn đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Cửa khẩu quốc tế La Lay là 328,527 tỉ đồng.
Số liệu thống kê những năm trước đây mỗi ngày có từ 50-80 lượt phương tiện hàng hóa qua về cửa khẩu, nhưng đến năm 2023 có sự tăng trưởng đột biến, mỗi ngày có khoảng 400 - 450 lượt phương tiện qua về cửa khẩu; thu ngân sách từ CKQT La Lay năm 2023 cũng tăng đột biến, mỗi ngày từ 1,5 - 2 tỉ đồng, cao điểm có ngày thu hơn 5 tỉ đồng.
Năm 2023, lượng than đá nhập khẩu đạt 2,21 triệu tấn, chiếm khoảng 87% tổng thu ngân sách (500 tỉ đồng/575 tỉ đồng). Dự báo thời gian tới, khi hạ tầng vận tải thuận lợi, lượng than đá nhập khẩu tăng rất lớn lên 7 - 10 triệu tấn/năm. Do đó, cơ sở hạ tầng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của khu vực cửa khẩu; trong và xung quanh khu vực cửa khẩu chưa có các điểm hậu cần phục vụ cho hoạt động giao thương qua cửa khẩu...
Trong thời gian tới, khi tuyến đường nối từ CKQT La Lay về Khu kinh tế Đông Nam và cảng biển nước sâu Mỹ Thủy dài hơn 70 km (đã được Bộ Giao thông vận tải bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030) được mở ra, sẽ tạo cho Quảng Trị một hành lang kinh tế mới song song với Hành lang kinh tế Đông -Tây (PARA-EWEC). Đây là những điều kiện cụ thể để triển khai thực hiện một số dự án động lực, tạo ra xung lực mới và bước phát triển đột phá của tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, việc xây dựng đề án phát triển kinh tế khu vực CKQT La Lay là cần thiết, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng CKQT La Lay trở thành trung tâm dịch vụ logicstics năng động trên tuyến PARA-EWEC, thúc đẩy thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh phát triển. Theo đó, tổng nguồn vốn cần huy động thực hiện đề án để đảm bảo đáp ứng các định hướng phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.146,2 tỉ đồng./.
Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng
Tin khác

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng
