Xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Chính phủ trước 10/3

Qua 12 năm hoạt động, Luật Các tổ chức tín dụng đã bộc lộ một số hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng và thực tiễn quản lý của cơ quan nhà nước. Hiện nay, NHNN đang khẩn trương thực hiện xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, tiến độ để trình Chính phủ trước ngày 10/3/2023.
Xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Chính phủ trước 10/3
Khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ảnh: TL

Ngày 02/3/2023 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo chương trình dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XV. Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm và cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và người dân. Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là cần thiết, cấp bách, cần bảo đảm đúng tiến độ và quy định của pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Tại cuộc họp, ông Đặng Văn Tuyên - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đã công bố Quyết định của Thống đốc NHNN về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Theo đó, Ban soạn thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 37 thành viên do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm Trưởng ban; Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh - Phó Trưởng ban thường trực; Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn - Phó Trưởng ban, cùng các thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, các đơn vị thuộc NHNN, ngân hàng thương mại…

Thống đốc NHNN cũng thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo Luật Các tổ chức tín dụng gồm 56 thành viên do Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn là Tổ trưởng; các Tổ phó là lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Vụ Pháp chế NHNN.

Trình bày những nội dung sửa đổi chủ yếu tại dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng và một số nội dung xin ý kiến Ban Soạn thảo, ông Tạ Quang Đôn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN cho biết, qua hơn 12 năm thực hiện, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010 đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng.

Các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đã chứng minh được sự phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu quản lý và định hướng cho hoạt động, phát triển các tổ chức tín dụng trong một thời kỳ khá dài, góp phần tạo sự ổn định về môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, qua 12 năm thực hiện, cùng với việc phát triển, thay đổi mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã có nhiều phát triển nên Luật Các tổ chức tín dụng đã bộc lộ một số hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng và thực tiễn quản lý của cơ quan nhà nước.

Tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NHNN đã khẩn trương xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo quy định. Hiện nay, NHNN đang khẩn trương thực hiện xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, tiến độ để trình Chính phủ trước ngày 10/3/2023.

Về bố cục, dự thảo Luật gồm 200 Điều theo kết cấu các Chương được kế thừa Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và có bổ sung 01 Chương về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu (Chương IX).

Nội dung, dự thảo Luật kế thừa các quy định còn phù hợp tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và sửa đổi, bổ sung một số quy định trên nguyên tắc: (i) sửa đổi, bổ sung trên cơ sở triển khai các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 03/NQ-CP; (ii) sửa đổi, bổ sung một số nội dung lớn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng; (iii) luật hóa quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung cụ thể của dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) như vấn đề tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng; xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; thứ tự ưu tiên thanh toán; kiểm toán độc lập; quy định dự phòng rủi ro...

Kết luận cuộc họp, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng các đại biểu dự họp đã có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, cởi mở, thẳng thắn, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để các đơn vị chức năng thuộc NHNN tổng hợp, phân tích, đánh giá, tiếp thu vào dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trên cơ sở đánh giá tác động của việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng.

Nhấn mạnh một số yêu cầu xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng yêu cầu Ban Soạn thảo và Tổ giúp việc phải rà soát kỹ nội dung Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bảo đảm phù hợp với chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng. Cùng với đó, rà soát thực tiễn triển khai Đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hiện nay, kinh nghiệm của các nước trên thế giới để Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hướng tới mục tiêu quản trị, kiểm soát các tổ chức tín dụng tốt hơn, tránh rủi ro trong hoạt động có thể xảy ra.

Thống đốc đề nghị các thành viên Ban soạn thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tiếp tục đóng góp ý kiến và giao Tổ biên tập tổng hợp, tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

PV (TH)

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Khẩn trương thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương ban hành, và triển khai thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN.
Chỉ thị số 14/CT-TTg: Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Chỉ thị số 14/CT-TTg: Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.
Bình Dương thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn

Bình Dương thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ngày 22/5 tỉnh này đã thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn. Mức giá thấp nhất 2,5 triệu đồng, mức đền bù cao nhất trên 42 triệu đồng/ m2.
Doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp thích ứng với tăng giá điện

Doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp thích ứng với tăng giá điện

Giá điện đã được điều chỉnh tăng bình quân 3% từ ngày 4/5/2023, mặc dù mức tăng được cho là không lớn, nhưng đã và đang tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp đang nỗ lực áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh...
Đổi mới sáng tạo - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh

Đổi mới sáng tạo - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh

Đổi mới sáng tạo là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng sức cạnh tranh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rào cản để có thể nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.

Tin khác

Giảm thuế giá trị gia tăng: Liều thuốc kích thích tiêu dùng

Giảm thuế giá trị gia tăng: Liều thuốc kích thích tiêu dùng

Trả lời phỏng vấn phóng viên TS. Nguyễn Văn Hiến – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cho biết, việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng là một “liều thuốc” rất bổ ích để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân vượt qua những khó khăn kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, việc này tác động vào tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung.
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra với tổng số tiền 15.124 tỷ đồng

Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra với tổng số tiền 15.124 tỷ đồng

Theo Tổng cục Thuế, tính từ ngày 1/1 đến 14/4/2023, toàn ngành đã thực hiện được 9.753 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 12,2% kế hoạch năm 2023; kiểm tra được 102.933 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 69,79% so với cùng kỳ. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 15.124 tỷ đồng.
Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý

Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định do Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 23/2023/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá chỉ tiêu sử dụng đất trước ngày 20/5

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá chỉ tiêu sử dụng đất trước ngày 20/5

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất và đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025 gửi về Bộ trước ngày 20/5.
Đến năm 2025, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào GDP đạt khoảng 55%

Đến năm 2025, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào GDP đạt khoảng 55%

Để phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế, Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 - 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65% GDP.
Từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng

Từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.
Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 21,93 tỷ USD

Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 21,93 tỷ USD

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 4/2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 1.643 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn 21,93 tỷ USD.
Năm 2023: Giá hàng hóa dự kiến sẽ giảm khoảng 21%

Năm 2023: Giá hàng hóa dự kiến sẽ giảm khoảng 21%

Theo dự báo, giá hàng hóa nói chung trong năm 2023 dự kiến sẽ giảm khoảng 21% so với năm ngoái. Trong đó, giá năng lượng dự báo giảm 26%, giá phân bón giảm 37% và có thể sẽ là năm giảm mạnh nhất kể từ năm 1976.
Kinh tế duy trì đà phục hồi, thu ngân sách khả quan

Kinh tế duy trì đà phục hồi, thu ngân sách khả quan

Kết quả thu ngân sách tích cực của năm 2022 không những bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, mà còn vượt so với dự toán, qua đó đảm bảo nguồn lực cho chương trình phục hồi, tăng chi đầu tư phát triển, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Đây là nhận định được nêu trong báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, tình hình triển khai dự toán NSNN năm 2023, được trình Ủy ban Thường
Nhiều giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định

Nhiều giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định

Thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng khi đóng góp trực tiếp và gián tiếp lần lượt khoảng 12% và từ 20-25% tăng trưởng kinh tế. Do thị trường này đối mặt với nhiều vướng mắc, nên Chính phủ đang tập trung nhiều giải pháp với quyết tâm tháo gỡ để thị trường phát triển lành mạnh, ổn định.
Xem thêm
Phiên bản di động