2023 - vốn FDI đổ vào bất động sản dự báo tiếp tục tăng

Do dòng tiền chưa khơi thông, thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2022 trầm lắng, song triển vọng từ thu hút FDI trong năm 2023 cùng điều chỉnh của Chính phủ và những sửa đổi luật và quy định trong thời gian tới sẽ giúp nhà đầu tư “định vị” được chiến lược cũng như nắm bắt các cơ hội.
Triển vọng thu hút FDI trong 2023, nhà đầu tư bất động sản “chờ thời”
Tại TP. Hồ Chí Minh, những dự án pháp lý đầy đủ, vị trí đẹp, giá cả vừa phải luôn thu hút được nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu thật. Ảnh: TL

Bất động sản kỳ vọng tiếp tục thu hút FDI

Ông Chí Vũ - Trưởng phòng cấp cao - dịch vụ khu công nghiệp (KCN), Colliers (Việt Nam) cho rằng, việc giảm quy mô, hoãn hay hủy đơn hàng từ các thị trường phát triển chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến kế hoạch tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài trong ngắn hạn.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn được xem là lựa chọn chiến lược cho quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Thách thức tiếp theo là làm thế nào để thu hút và giữ chân nguồn vốn đầu tư chất lượng cao. Một ví dụ là bài toán chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang mô hình bền vững hơn trong những năm tới.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam tiếp tục ghi nhận số liệu tăng trưởng trong quý IV/2022. Tại thị trường TP.HCM, dù không có thêm nguồn cung mới, giá thuê trung bình đạt 204 USD/m2/kỳ hạn, tăng 2% so với quý trước. Tỷ lệ lấp đầy cũng tăng nhẹ từ 91% lên 92%.

Theo thống kê, bất chấp những biến động trong năm 2022, tính đến ngày 20/12/2022 (quý IV/2022), lĩnh vực bất động sản vẫn thu hút hơn 4,45 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này cho thấy niềm tin lạc quan của nhà đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương về triển vọng tăng trưởng kinh tế và thị trường bất động sản Việt Nam. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giới đầu tư đa quốc gia đánh giá các tài sản thương mại chất lượng cao có giá trị lâu dài ít bị tác động bởi lạm phát và lãi suất. Do đó, Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến đầu tư tiềm năng nhất.

Thế nhưng, vẫn còn đó nhiều thách thức và các hoạt động tái cơ cấu nợ, tái cấu trúc doanh nghiệp, mua bán và sáp nhập (M&A) sẽ tiếp diễn trên thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2023.

Nguồn cung tương lai ở thị trường phía Nam nghiêng về các khu vực lân cận. Chẳng hạn như tỉnh Long An với bốn dự án được Chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng, tổng diện tích 1,770 ha.

Thị trường phía Bắc tiếp tục là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho việc hoàn thiện hạ tầng và tăng chất lượng quản lý KCN. Ở Hà Nội, ba quận có giá thuê đất KCN cao nhất lần lượt là Mê Linh, Sóc Sơn và Long Biên.

Tại miền Trung, Đà Nẵng thiết kế chính sách kêu gọi đầu tư riêng, ưu tiên các ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này được kỳ vọng gia tăng lợi thế cạnh tranh của thị trường KCN Đà Nẵng trong tương lai.

“Mặc dù thận trọng trong năm 2023 nhưng nhà đầu tư vẫn nhìn thấy cơ hội ở các nhóm tài sản thuộc phân khúc công nghiệp, bán lẻ và bất động sản nghỉ dưỡng. Quan trọng nhất, doanh nghiệp bất động sản đang quan sát chặt chẽ các động thái điều chỉnh thị trường của Chính phủ cũng như những sửa đổi luật và quy định trong thời gian tới.” – ông David Jackson - Tổng giám đốc Colliers (Việt Nam) nhận định.

Triển vọng thu hút FDI trong 2023, nhà đầu tư bất động sản “chờ thời”
Các chuyên gia bất động sản cho rằng, trong bối cảnh này những dự án vùng ven TP. Hồ Chí Minh luôn được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn. Ảnh: TL

Căn hộ và nhà liền thổ “chờ thời”

Ông Tín Nguyễn - Trưởng phòng Nghiên cứu thị trường Colliers (Việt Nam) cho biết, phân khúc BĐS nhà ở tiếp tục đối diện với khó khăn về pháp lý, thanh khoản, nguồn vốn và dự kiến sẽ kéo dài đến ít nhất quý III/2023. Các động thái mới nhất của Chính phủ, từ Ngân hàng Nhà nước đến tổ công tác các bộ ngành cho thấy quyết tâm phục hồi thị trường theo hướng bền vững.

Việc hoãn triển khai các đợt mở bán mới làm thu hẹp nguồn cung, góp phần thúc đẩy giao dịch. Tương tự thị trường BĐS toàn cầu, dự báo cả hai loại hình này sẽ trải qua một đợt điều chỉnh giá mới trong thời gian tới. “Vẫy vùng” giữa những thách thức chồng chất, thị trường căn hộ chung cư ghi nhận giá bán giảm, thanh khoản kém và nguồn cung mới hạn chế.

Thị trường sơ cấp và thứ cấp chứng kiến hai diễn biến giá khác nhau trong quý IV/2022, phản ánh tâm lý thị trường từ phía người bán và người mua. Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán sơ cấp căn hộ hạng sang tiếp tục neo ở mức cao và giảm dần ở các phân khúc thấp hơn.

Giá bán căn hộ thứ cấp sụt giảm, cho thấy nhiều nhà đầu tư tìm cách “thoát hàng” khi lãi vay tăng cao. Hà Nội ghi nhận giá bán giảm ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Một số dự án dự kiến mở bán trong quý IV/2022 đã bị hoãn lại, cho thấy tâm lý chờ đợi của chủ đầu tư.

Ở cả hai thị trường, nhìn chung mức độ quan tâm không mấy tích cực vì người mua vẫn kỳ vọng mức giá tốt hơn. Nguồn cung nổi bật trong quý IV/2022 thuộc về Đà Nẵng khi đón nhận bốn dự án mới từ phân khúc hàng hiệu đến nhà ở xã hội. Mức giá cao nhất được thiết lập tại một dự án bên sông Hàn với mức 4.600 – 6.000 USD/m2.

Năm 2022 là một năm đáng nhớ của thị trường biệt thự - nhà phố TP. Hồ Chí Minh vì tiếp tục ghi nhận mức giá cao kỷ lục từ các dự án hàng hiệu. Tốc độ tăng giá của phân khúc này chậm lại từ 10% - 15% hàng quý còn khoảng 5% trong quý IV/2022. Nguồn cung mới chủ yếu đến từ các dự án mở bán trước đó với tỷ lệ hấp thụ 70% – 90%.

Trong khi đó, thị trường Hà Nội yên ắng vì sức mua giảm, mặc dù giá bán đã giảm nhẹ so với quý trước. Phân khúc nhà phố thương mại tại Đà Nẵng được kỳ vọng sôi động hơn trong thời gian tới khi lượng khách du lịch và hoạt động kinh doanh tấp nập trở lại.

“Lạm phát và lãi suất cao bắt đầu có tác động đến hầu hết các phân khúc bất động sản tại Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022. Giao dịch trầm lắng do dòng tiền chưa khơi thông, thị trường nhà ở và bất động sản thương mại như văn phòng và căn hộ dịch vụ dự kiến chững lại trong những quý đầu trong năm 2023. Mặc dù thận trọng, nhà đầu tư vẫn nhìn thấy cơ hội ở các nhóm tài sản thuộc phân khúc công nghiệp, bán lẻ và bất động sản nghỉ dưỡng. Quan trọng nhất, doanh nghiệp bất động sản đang quan sát chặt chẽ các động thái điều chỉnh thị trường của Chính phủ cũng như những sửa đổi luật và quy định trong thời gian tới.” – ông David Jackson - Tổng giám đốc Colliers (Việt Nam) thông tin.
Kỳ Phương

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025, TP. Hà Nội có thay đổi đột biến về nhu cầu vốn khi triển khai nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, việc thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2025 là cần thiết để thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.

Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động