Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế
Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã cùng với các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai các nhiệm vụ về tổng kiểm kê tài sản công theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: công tác chuẩn bị tổng kiểm kê; thực hiện kiểm đếm thực tế tài sản, nhập dữ liệu kết quả kiểm kê lên Phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
“Đến ngày 31/3/2025, công tác kiểm đếm thực tế đã được các bộ, ngành, địa phương hoàn tất và đưa dữ liệu lên Phần mềm. Đây chính là bước đầu quan trọng, là điều kiện cần để thực hiện thành công công tác tổng kiểm kê” - ông Thịnh vui mừng thông báo.
![]() |
Ông Nguyễn Tân Thịnh phát biểu tại hội nghị. |
Ngoài ra, số liệu này cũng được sử dụng cho lâu dài, và sẽ là số liệu đầu kỳ để sau này các bộ, ngành, địa phương chỉ cần cập nhật, bổ sung, nên cần phải có sự chuẩn hóa chính xác nhất. Đồng thời, sử dụng để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các đơn vị sau này.
Do đó, nhiệm vụ quan trọng tiếp theo trong thời gian tới đó là làm sạch dữ liệu, nâng cao chất lượng của số liệu tổng kiểm kê.
“Chúng tôi may mắn nhìn thấy số liệu của cả nước, của từng bộ, ngành, địa phương nên đã biết được có những vấn đề trong số liệu mà chúng ta cần rà soát, chuẩn hóa, chỉnh lý sao cho hợp lý. Từng đơn vị có thể không thấy vấn đề gì, nhưng khi nhìn tổng thể từng đơn vị của các bộ, ngành, địa phương và nhìn tổng thể của cả nước thì mới thấy vấn đề” - ông Thịnh cho biết.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã thường xuyên thực hiện rà soát tính logic của số liệu trên Phần mềm và có các văn bản hướng dẫn, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát, chuẩn hóa số liệu. Tuy nhiên, việc rà soát của Bộ Tài chính chỉ mang tính chất kiểm tra điểm đối với một số lỗi logic, thông tin bất hợp lý thường gặp, không làm thay các bộ, ngành, địa phương.
Theo Quyết định số 213/QĐ-TTg, trách nhiệm chính trong việc rà soát tính đầy đủ, chính xác, logic của số liệu kiểm kê thuộc về các bộ, ngành, địa phương, đối tượng kiểm kê, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng kiểm kê.
Do đó, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị để hướng dẫn, tập huấn cách thức rà soát, kiểm tra dữ liệu tổng kiểm kê cho các cán bộ làm công tác tổng kiểm kê của các bộ, ngành, địa phương để triển khai trong thời gian tới.
Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý công sản, hiện các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Do đó, Đảng ủy Bộ Tài chính đã có báo cáo với Đảng ủy Chính phủ để báo cáo với Bộ Chính trị, tinh thần là sẽ rút ngắn thời gian tiến hành tổng kiểm kê với tài sản công để phục vụ cho công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các địa phương thời gian tới.
“Tinh thần là trong tháng 4/2025, các bộ ngành, địa phương phải gửi báo cáo chính thức về Bộ Tài chính. Đầu tháng 5/2025, Bộ Tài chính phải báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả tổng kiểm kê, tinh thần là rút ngắn, nếu kéo dài thời gian tổng kiểm kê sẽ không kịp cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo nhịp sắp tới” – Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho hay.
Do đó, ngay tại buổi tập huấn này, Cục trưởng Cục Quản lý công sản yêu cầu đại diện các bộ, ngành sau khi nghe hướng dẫn sẽ thực hành luôn trên cơ sở tài sản của bộ, ngành mình, để nhanh chóng nắm bắt được cách thức chuẩn hóa và thực hiện đảm bảo tiến độ như mục tiêu đề ra./.
Tin cùng chuyên mục

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế
Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công
