Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.

Theo Thông tư, Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân và Ban Điều hành Quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc quản lý an toàn vốn, tài sản, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và chấp hành chế độ tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Hạch toán đầy đủ các khoản thu

Thu nhập (doanh thu) của Quỹ là khoản phải thu phát sinh trong kỳ. Một là, thu từ hoạt động nghiệp vụ gồm: thu lãi cho vay; thu phí nhận ủy thác cho vay; các khoản thu khác từ hoạt động nghiệp vụ). Hai là, thu từ hoạt động tài chính: thu lãi tiền gửi; thu từ chênh lệch tỷ giá (nếu có); thu từ hoạt động tài chính khác.

Ba là, các khoản thu khác: thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản; thu từ hoạt động cho thuê tài sản; chênh lệch các khoản thu bảo hiểm được bồi thường đền bù tổn thất tài sản sau khi thực hiện bù đắp tổn thất; thu nợ đã xóa thu hồi được; thu từ các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng, xuất toán; thu hoàn nhập dự phòng; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Đối với thu lãi từ hoạt động cho vay, Quỹ có trách nhiệm thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật để làm căn cứ hạch toán lãi phải thu và thực hiện hạch toán theo quy định tại Thông tư.

Quỹ hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của pháp luật. Đối với số lãi phải thu của các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của khoản nợ còn lại thì không hạch toán thu nhập, Quỹ thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.

Đối với thu lãi tiền gửi, Quỹ hạch toán số lãi phải thu từ tiền gửi phát sinh trong kỳ vào thu nhập.

Đối với các khoản phải thu lãi từ hoạt động cho vay đã hạch toán vào thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được thì Quỹ hạch toán giảm thu nhập nếu cùng kỳ kế toán, hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì Quỹ hạch toán vào thu nhập.

Các chi phí của Quỹ

Thông tư cũng nêu rõ, chi phí của Quỹ là các khoản phải chi phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của Quỹ. Đó là chi phí hoạt động nghiệp vụ: phí ủy thác cho vay; chi trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo quy định; chi chênh lệch tỷ giá (nếu có); chi mua bảo hiểm rủi ro và các loại bảo hiểm nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật; chi để thu hồi, xử lý các khoản nợ vay; các khoản chi khác từ hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân. Ảnh TL
Các khoản chi hoạt động bộ máy đó là: chi cho cán bộ và người lao động: chi tiền lương, phụ cấp lương cho người lao động và người quản lý Quỹ theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP và theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ; chi các khoản đóng góp theo lương cho người lao động gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn; chi bữa ăn giữa ca, chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc; chi cho lao động nữ.

Cùng với đó là chi làm thêm giờ và các khoản chi khác áp dụng theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; chi trang phục cho cán bộ và người lao động của Quỹ, mức chi không vượt quá mức chi trang phục giao dịch bằng tiền để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp.

Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách; tập huấn, đào tạo, khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, chi công tác phí cho cán bộ và người lao động của Quỹ đi công tác trong và ngoài nước theo quy định; chi hỗ trợ cho đại biểu là cán bộ của Quỹ cấp dưới tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo của Quỹ cấp trên tổ chức (gồm tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ và tiền phương tiện đi lại) trong trường hợp các khoản chi này không được chi trả bởi cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ. Mức chi các khoản này thực hiện theo các quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước.

Chi nộp thuế, các khoản phí và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.

Các khoản chi phí khác gồm: chi trích lập các khoản dự phòng khác (không bao gồm chi trích lập dự phòng rủi ro cho vay) áp dụng theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp; chi phí xử lý tổn thất tài sản sau khi đã bù đắp bằng các nguồn vốn khác theo quy định; chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế…

Thông tư số 92 nêu rõ, Quỹ thực hiện chi theo định mức đối với các khoản chi đã được quy định cụ thể định mức chi tại Thông tư này; các khoản chi khác Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp pháp luật chưa có quy định hoặc không khống chế mức chi, Quỹ căn cứ vào khả năng tài chính xây dựng định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ, quyết định việc chi tiêu đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhã Linh

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tin khác

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 567/UBND-TH về triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 7/2/2025 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.
Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Chính phủ tổ chức hội nghị với tất cả các địa phương để rà soát và thúc đẩy làm các nhiệm vụ giải pháp để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới và yêu cầu tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Theo Tổng cục Thuế, phiên bản eTax 2.9.3 dành cho doanh nghiệp được nâng cấp với tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử tổ chức do Bộ Công an cấp. Việc tích hợp này giúp nâng cao tính bảo mật và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Để có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên hệ thống Thuế điện tử, tổ chức cần thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử theo quy định của Bộ Công an.
Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?

Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?

Chiều ngày 6/2, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành năm 2024 và định hướng năm 2025. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ đã cập nhật 3 kịch bản lạm phát bình quân năm 2025.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động