Bình Định: Thành lập đội phản ứng nhanh xử lý vi phạm về đất đai liên quan dự án đường cao tốc Bắc - Nam

Để tránh tình trạng các tổ chức cá nhân lợi dụng việc bồi thường giải phóng mặt bằng về đất đai, cây trồng, hoa màu liên quan đến phạm vi dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua tỉnh Bình Định, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo mỗi đơn vị cấp xã có tuyến cao tốc đi qua thành lập một đội phản ứng nhanh để kịp thời xử lý các vi phạm về đất đai liên quan đến dự án đường cao tốc.

Công khai thu hồi đất, giải phóng mặt bằng

Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 44, ngày 11/1/2022 gồm 12 dự án thành phần với tổng kinh phí đầu tư khoảng 146.900 tỷ đồng/729km.

Đoạn đi qua tỉnh Bình Định có tổng chiều dài khoảng 118,8km, nằm trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố chiếm khoảng 16,3% trên tổng chiều dài của dự án với mức đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các địa phương có tuyến cao tốc đi qua nói riêng.

Bình Định: Thành lập đội phản ứng nhanh xử lý vi phạm về đất đai liên quan dự án đường cao tốc Bắc - Nam

Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cùng Ban quản lý dự án 2 và Ban quản lý dự án 85 và lãnh đạo tỉnh Bình Định kiểm tra hiện trường dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua tỉnh Bình Định. Ảnh: TL

Để triển khai thực hiện dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn đi qua tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định phải thực hiện thu hồi 1.674,04ha đất, bao gồm: Dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thu hồi 370,84ha; dự án thành phần Hoài Nhơn - Quy Nhơn thu hồi 992,93ha; dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh 310,27ha. Trong đó, diện tích đất lúa thu hồi 437,63ha; diện tích đất rừng phòng hộ thu hồi 32,6ha; diện tích dất rừng sản xuất thu hồi 679,81ha; diện tích các loại đất khác 524ha.

Với số lượng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn đi qua tỉnh Bình Định rất lớn như trên, việc các tổ chức, cá nhân trục lợi chính sách bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng do lợi dụng từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng là điều khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Phi Long - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, để ngăn chặn phòng ngừa những sự việc như vậy, với tư cách là Trưởng Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng đường bộ cao tốc tỉnh, tôi đã chỉ đạo quyết liệt và giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có dự án đi qua phải tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng trái phép, trồng cây trái phép; đồng thời, giải phóng mặt bằng phải công khai, minh bạch trước người dân.

Tạm dừng giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai

Không chỉ tăng cường công tác quản lý đất đai mà UBND tỉnh Bình Định còn chỉ đạo việc tạm dừng giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến đất xây dựng nằm trong phạm vi dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua tỉnh Bình Định.

Ông Trần Kỳ Quang - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Định cho hay, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định đang được các Ban quản lý dự án 2 và Ban quản lý dự án 85 cùng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp để xác định ranh mốc giới và diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án.

“Để tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc bồi thường giải phóng mặt bằng về đất đai, tài sản, cây trồng, hoa màu liên quan phạm vi dự án, Sở TN&MT tham mưu đề nghị UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố có tuyến đường cao tốc đi qua tạm dừng thực hiện TTHC như: chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; mua bán nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối hoa màu gắn liền với đất; không cho phép chia tách thửa, nhập thửa đất, quy hoạch xây dựng các công trình, dự án liên quan đến việc xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (kể cả xây dựng đường cao tốc, đường công vụ, bãi thải, khu tái định cư, mỏ vật liệu xây dựng)” - ông Trần Kỳ Quang cho biết thêm.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ diện tích trong các hợp phần xây dựng dự án đường cao tốc đi qua; chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, không để xảy ra lấn, chiếm đất đai, xây dựng trái phép; phải thường xuyên kiểm tra (kể cả ngoài giờ hành chính). Khi phát hiện sai phạm, phải tiến hành tháo dỡ công trình và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra sai phạm trên địa bàn quản lý.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng cho biết, sau khi có văn bản đề nghị của Sở TN&MT, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo theo như đề nghị của Sở tham mưu. UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố có tuyến đường cao tốc đi qua chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng công trình trái phép trên địa bàn quản lý, gây ảnh hưởng đến việc triển khai dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh phải kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Sở TN&MT để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng đường bộ cao tốc tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu, mỗi đơn vị cấp xã có tuyến cao tốc đi qua thành lập một đội phản ứng nhanh để kịp thời xử lý các vi phạm về đất đai liên quan đến dự án đường cao tốc. Chủ tịch cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án./.

M.B

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động