Bộ Giao thông vận tải: 50.000 tỷ đồng được giao giải ngân năm 2022

Năm 2022, Bộ Giao thông vận tải được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn lớn nhất từ trước đến nay, lên đến hơn 50.000 tỷ đồng. Cùng với đó là triển khai nhiều dự án quan trọng trên cả nước, góp phần thay đổi diện mạo về hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), năm 2022, ngành GTVT được Thủ tướng chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, lên đến hơn 50.000 tỷ đồng với nhiều dự án lớn được triển khai, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong thời gian tới.

Giải ngân vốn lớn, khởi công nhiều công trình huyết mạch năm 2022
Thi công dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Để có thể hoàn thành khối lượng giải ngân vốn lớn như trên, đòi hỏi các chủ đầu tư cần triển khai sớm trước một số công việc ở các bước chuẩn bị, không chờ lúc dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư mới bắt tay vào làm việc. Đặc biệt đối với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), một trong những yếu tố then chốt quyết định tiến độ dự án, cần phối hợp với cơ quan chức năng địa phương sớm giải quyết các điểm nóng về GPMB tổ chức cắm cọc bàn giao.

Cũng theo Bộ GTVT, toàn ngành GTVT sẽ lan tỏa tinh thần quyết liệt của Chính phủ, từ các ban quản lý dự án, các nhà đầu tư, các công trường thi công. Toàn ngành GTVT sẽ coi mỗi công trường như một trận đánh, mỗi dự án là một chiến dịch, mỗi cán bộ công nhân ngành GTVT sẽ là những chiến sĩ. Mặt khác, ngành sẽ xây dựng tiến độ chi tiết cho từng hạng mục, quy định cụ thể thời gian từng khâu, cá thể hóa trách nhiệm để nâng cao hiệu quả thi công. Bên cạnh đó, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cũng sẽ tăng cường giám sát hiện trường, xây dựng chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với chậm tiến độ dự án. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo tiến độ giải ngân và tiến độ thực hiện các dự án.

Triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, cùng với việc triển khai các giải pháp để hoàn thành kế hoạch giải ngân, những tháng đầu năm 2022, Bộ GTVT sẽ triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng.

Dự án đầu tiên là tuyến nối quốc lộ (QL) 91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên, với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ nhằm giảm ùn tắc, hạn chế tai nạn giao thông và đảm bảo giao thông thông suốt, từng bước hoàn chỉnh kết nối mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

Tiếp đó là dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng gồm vốn vay ADB, vốn viện trợ của Chính phủ Úc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi đi lại trong mùa mưa lũ cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án nhằm xây dựng hệ thống giao thông kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giúp hoàn chỉnh thêm mạng lưới giao thông trong khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba là dự án giai đoạn 2 kênh Chợ Gạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long đến TP. Hồ Chí Minh. Dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, với tổng mức đầu tư 1.335 tỷ đồng. Dự án Đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2) sẽ đầu tư các hạng mục cấp bách để đảm bảo ổn định kênh Quan Chánh Bố và các hạng mục khác. Dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho các tàu trọng tải đến 20.000 tấn đầy tải lưu thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng.

Một dự án cũng rất quan trọng được triển khai là dự án đầu tư xây cầu dân sinh và cải tạo đường địa phương (LRAMP) được tiếp tục thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tăng cường kết nối cho các thôn, bản khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh thực hiện dự án. Dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ từ WB và vốn đối ứng trong nước với tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỷ đồng.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, năm 2022 Bộ GTVT sẽ đầu tư hạ tầng giao thông theo phương châm hiệu quả có trọng tâm, trọng điểm bởi vì công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là cực kỳ quan trọng, bởi hạ tầng đi đến đâu diện mạo đất nước đổi thay đến đó. Đồng thời, sẽ thực hiện nghiêm túc công tác đấu thầu đảm bảo khách quan, minh bạch để chọn nhà thầu tốt có đầy đủ trang thiết bị có kinh nghiệm và tiềm lực. Bộ GTVT cũng sẽ rà soát phân bố vốn đầu tư cho từng dự án công trình hợp lý, tăng cường kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình...

Đầu tư theo phương châm hiệu quả có trọng tâm, trọng điểm

“Năm 2022 Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ đầu tư hạ tầng giao thông theo phương châm hiệu quả có trọng tâm, trọng điểm bởi công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là cực kỳ quan trọng, hạ tầng đi đến đâu diện mạo đất nước đổi thay đến đó. Đồng thời, sẽ thực hiện nghiêm túc công tác đấu thầu đảm bảo khách quan, minh bạch để chọn nhà thầu tốt có đầy đủ trang thiết bị có kinh nghiệm và tiềm lực. Bộ GTVT cũng sẽ rà soát phân bố vốn đầu tư cho từng dự án công trình hợp lý, tăng cường kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình...”

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể

T.D

Tin cùng chuyên mục

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.

Tin khác

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

Với lần điều chỉnh tăng lương năm 2024, cùng với kinh nghiệm và dự báo từ những lần tăng lương trước, cơ quan quản lý ở các địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tăng giá trên địa bàn.
Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Xem thêm
Phiên bản di động