Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước, lạm phát đã hạ nhiệt

Lạm phát hạ nhiệt, được kiểm soát ở mức phù hợp là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế đầu năm. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, cũng đã hạ nhiệt so với mức tăng bình quân 3 tháng (5,01 %) và 2 tháng (5,08%)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước, lạm phát đã hạ nhiệt
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước, lạm phát đã hạ nhiệt. Ảnh: TL

7 nhóm hàng hóa giảm giá

Theo báo cáo mới công bố của Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, CPI tháng 4/2023 giảm 0,34%, trong đó khu vực thành thị giảm 0,41%, khu vực nông thôn giảm 0,27%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước; 4 nhóm hàng tăng giá.

7 nhóm hàng hóa giảm giá là: giáo dục (-1,3%); nhà ở và vật liệu xây dựng (-0,83%); văn hóa, giải trí và du lịch (-0,45%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,38%); bưu chính viễn thông (-0,14%); may mặc, mũ nón và giày dép (-0,08%); thiết bị và đồ dùng gia đình (-0,08%);

4 nhóm hàng hóa tăng giá là: giao thông (+0,43%); hàng hóa và dịch vụ khác (+0,35%); đồ uống và thuốc lá (+0,12%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,02%).

Về giá vàng, chỉ số giá vàng trong nước tháng 4/2023 tăng 2,04% so với tháng trước; tăng 2,92% so với tháng 12/2022; giảm 1,09% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 0,66%.

Nhìn chung giá trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/4/2023, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.004,16 USD/ounce, tăng 5,35% so với tháng 3/2023 do căng thẳng địa chính trị gia tăng khiến nhu cầu vàng dự trữ tại các các ngân hàng tăng.

Nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4/2023 tăng 2,81%. So với tháng 12/2022, CPI tháng 4 tăng 0,39%, trong đó có 8 nhóm hàng tăng giá và 3 nhóm giảm giá. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Tổng cục Thống kê, các yếu tố làm tăng CPI trong 4 tháng đầu năm 2023 là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,67% so với cùng kỳ năm trước, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng tăng 4,42% do dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng cao. Chỉ số giá nhóm giáo dục bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 9,08% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương đã tăng học phí trở lại sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học 2021-2022. Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 4,02% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng. Cùng với đó, giá điện sinh hoạt tăng 2,39%, giá gạo trong nước tăng 2,32%...

Ở chiều ngược lại, các yếu tố làm giảm CPI trong 4 tháng đầu năm 2023 là giá xăng dầu trong nước bình quân 4 tháng giảm 12,22% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới. Giá gas trong nước giảm 6,73%; chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,28%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 0,34% so với tháng trước, lạm phát đã hạ nhiệt
Lạm phát hạ nhiệt, được kiểm soát ở mức phù hợp. Ảnh: TL

Từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát vẫn còn

Bình luận về tình hình lạm phát những tháng đầu năm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng lạm phát hạ nhiệt, được kiểm soát ở mức phù hợp là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế đầu năm. CPI bình quân 4 tháng tăng 3,84%, giảm từ mức tăng 4,18% bình quân 3 tháng và 4,6% bình quân 2 tháng đầu năm. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, cũng đã hạ nhiệt so với mức tăng bình quân 3 tháng (5,01 %) và 2 tháng (5,08%). Lạm phát đã qua đỉnh và tiếp tục hạ nhiệt cho thấy các biện pháp kiểm soát đã dần phát huy tác dụng cùng với đà giảm giá và lạm phát của thế giới.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát vẫn còn do cả yếu tố cầu kéo (lực cầu tiêu dùng khá cao, cung tiền và vòng quay tiền cải thiện hơn năm trước) và chi phí đẩy (giá dầu và giá hàng hóa, dịch vụ thế giới còn ở mức cao, nhất là khi Trung Quốc mở cửa trở lại làm tăng lực cầu).

Dự báo lạm phát cả năm, TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, lạm phát cả năm 2023 ước tăng khoảng 4 - 4,5% nhờ tác động cộng hưởng của các yếu tố tích cực cho kiềm chế lạm phát như giá cả và lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt, tỷ giá ổn định, lãi suất tiếp tục giảm, lực cầu còn yếu và các biện pháp kiểm soát lạm phát phối hợp đồng bộ, hiệu quả hơn.

Theo GS.TS Tô Trung Thành và nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế quốc dân, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến làm gia tăng lạm phát của Việt Nam trong năm 2023. Về phía cầu là xu hướng phục hồi hoạt động trong các ngành du lịch với việc đón thêm lượng khách nước ngoài làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước; tăng mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2023. Về phía cung là tỷ giá tăng cao làm tăng giá nhiên liệu, nguyên vật liệu nhập khẩu; giá điện dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023; mặt bằng lãi suất cao làm tăng chi phí vốn của các doanh nghiệp./.

DA

Tin cùng chuyên mục

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.

Tin khác

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

Với lần điều chỉnh tăng lương năm 2024, cùng với kinh nghiệm và dự báo từ những lần tăng lương trước, cơ quan quản lý ở các địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tăng giá trên địa bàn.
Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Xem thêm
Phiên bản di động