Chính phủ tiếp tục lần thứ tư đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Tại phiên họp ngày 16/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày, Chính phủ đề nghị đưa 15 dự án luật vào Chương trình năm 2023.
Chính phủ tiếp tục lần thứ tư đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Chính phủ tiếp tục lần thứ tư đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: HY

Đề nghị đưa 15 dự án luật vào Chương trình năm 2023

Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày, Chính phủ đề nghị đưa 15 dự án luật vào Chương trình năm 2023.

Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 5, dự kiến trình Quốc hội thông qua 9 dự án, là các dự án đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.

Trình Quốc hội cho ý kiến 4 dự án gồm: Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Phát triển công nghiệp.

Tại Kỳ họp thứ 6, trình Quốc hội thông qua 4 dự án đã cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Đồng thời trình cho ý kiến 2 dự án: Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Về đề nghị điều chỉnh Chương trình năm 2022, Chính phủ đề nghị điều chỉnh 15 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết. Trong đó, tại Kỳ họp thứ 3, đề nghị bổ sung vào Chương trình 3 dự án, dự thảo để trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Đề nghị bổ sung vào Chương trình cho ý kiến 3 dự án, gồm: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đặc biệt, Chính phủ tiếp tục đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến sau thời điểm trung ương có chủ trương, định hướng, chỉ đạo về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai làm cơ sở chính trị cho việc sửa đổi dự án Luật.

Tại Kỳ họp thứ 4, đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp.

Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến đối với 8 dự án, gồm: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản thông báo ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét việc bổ sung dự án Luật này vào Chương trình năm 2022 để tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp.

Về đề nghị bổ sung 3 dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Ủy ban Pháp luật cho biết đây là 3 dự án đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), tuy nhiên, chưa được Quốc hội xem xét, thông qua. Do đó, đề nghị Chính phủ báo cáo kết quả nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 và chỉ đạo các cơ quan có liên quan báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi trình xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình.

Đối với đề nghị lùi thời điểm trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng đây là dự án Luật rất cấp thiết, cần phải ban hành sớm và đã được đưa vào Chương trình từ Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2019), sau đó phải điều chỉnh nhiều lần, lần này là đề nghị điều chỉnh lần thứ tư.

Lý do của Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình là đợi Hội nghị Trung ương 5 xem xét tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW không phải là vấn đề mới, khi Quốc hội xem xét đưa dự án vào Chương trình cũng đã cân nhắc vấn đề này. Do đó, các cơ quan của Quốc hội đề nghị chỉ nên lùi 1 kỳ để trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 4 và vẫn xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp như Quốc hội đã quyết định.

Sớm sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Đấu giá

Cơ bản đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ, chuyển giao hai nhiệm kỳ và năm đầu tiên các cơ quan đã có rất nhiều nỗ lực, chất lượng, số lượng công tác xây dựng pháp luật cũng được nâng lên.

Về các dự án cụ thể, Chủ tịch Quốc hội nhất trí với việc chưa bổ sung vào chương trình năm 2022 dự án Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi). Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho rằng chỉ lùi lại một kỳ họp. Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị gấp rút nghiên cứu thêm về việc sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Đấu giá.

Nhấn mạnh việc sửa Luật Các tổ chức tín dụng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa khẳng định sẽ không có luật xử lý nợ xấu, chỉ cho phép kéo dài Nghị quyết 42 đến hết năm 2023. “Sau thời điểm này nếu không sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng thì sẽ đình chỉ hiệu lực của Nghị quyết 42 và không sửa đổi bổ sung nghị quyết 42” - Chủ tịch nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho biết, UBTVQH đã thảo luận kỹ vấn đề này, đồng thời việc này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế: "Kinh nghiệm quốc tế họ cũng thế. Chúng tôi cũng khảo sát, nghiên cứu rồi chứ không phải lạ lẫm gì chuyện này. Như Công ty quản lý tài sản VAMC tồn tại ở các nước chỉ 3 đến 5 năm, hết sứ mệnh lịch sử là thôi. Tình huống đặc biệt mới có loại đó. Chúng ta không xây dựng Luật Nợ xấu thì có nghị quyết xử lý nợ xấu, sau phải trở lại những điều kiện bình thường" - Chủ tịch nêu rõ.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, UBTVQH đồng ý trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 4 theo quy trình một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền. Nhất trí trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 các dự án: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.

UBTVQH nhất trí lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) một kỳ họp, từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và xem xét vào kỳ họp thứ 5 và kỳ họp thứ 6. Chưa bổ sung dự án Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) vào chương trình năm 2022./.

HY

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch), có hiệu lực từ 25/4/2024.
Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, góp phần nối thông cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An, cũng như minh chứng hiệu quả chủ trương xã hội hoá đầu tư cao tốc để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông…
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Xem thêm
Phiên bản di động