Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia

Cục Tin học và thống kê tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính vừa đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước năm 2023 (Vietnam Digital Finance 2023, VDF-2023), với chủ đề “Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững”, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo - Triển lãm VDF-2023 có sự tham dự của Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương, Nguyễn Đức Hiển, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương,...; hơn 500 đại biểu đại diện các ngân hàng thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội, một số trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và kinh tế số; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo, cán bộ công chức các đơn vị CNTT và thống kê của các tổng cục thuộc Bộ Tài chính; đại diện một số đơn vị địa phương.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Việt Hà - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết, với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nói riêng.

Vietnam Digital Finance 2023: Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững
Quang cảnh hội thảo - triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước năm 2023.

“Năm 2023, nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số của ngành Tài chính nói riêng là rất nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Chính vì vậy, hội thảo năm nay là diễn đàn để các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về yêu cầu chuyển đổi số trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước; đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức trong nước và quốc tế nắm bắt thông tin về kế hoạch triển khai của ngành Tài chính; từ đó đề xuất tư vấn các mô hình, công nghệ và thực tiễn tốt nhất cho Bộ Tài chính” - ông Nguyễn Việt Hà nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Việt Hà, hội thảo tập trung thảo luận 3 nội dung, bao gồm: Thứ nhất, thảo luận, đánh giá một số kết quả chuyển đổi số chính của ngành Tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực dữ liệu số; đồng thời làm rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị về chủ trương, chính sách, nghiệp vụ gắn với giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính.

Thứ hai, thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm huy động nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển bền vững dựa trên dữ liệu số; chia sẻ các giải pháp trao đổi thông tin, thu thập số liệu, phân loại, làm sạch dữ liệu, xây dựng và phân tích cơ sở dữ liệu để nâng cao hiệu lực quản lý trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực thuế nói riêng.

Thứ ba, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, xu hướng các nước trên thế giới về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính; từ đó đề xuất các giải pháp ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới (phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật) vào các lĩnh vực hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính.

Thông tin tại hội thảo, ông Nguyễn Việt Hà cho biết, trong nhiều năm liên tiếp, Bộ Tài chính luôn dẫn đầu trong xếp hạng về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông (chỉ số ICT Index). Về xếp hạng theo chỉ số đánh giá chuyển đổi số DTI, năm 2022, Bộ Tài chính đứng thứ 2 trong số các bộ, ngành cung cấp dịch vụ công.

Các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc luôn tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số với các kết quả ấn tượng như: Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc; trên 99% doanh nghiệp sử dụng khai, nộp và hoàn thuế điện tử. Trong lĩnh vực hải quan, 250 thủ tục hành chính được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia...

Các nền tảng xây dựng và quản trị dữ liệu được xây dựng theo hướng tăng cường sự tương thích giữa các cơ sở hạ tầng thông tin của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân; đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu của ngành Tài chính cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu khai thác, sử dụng…

Cơ sở dữ liệu quốc gia là nguồn tài nguyên mới

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương, cho biết Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được của Bộ Tài chính trong triển khai thực hiện Nghị quyết 52 nói chung và trong chuyển đổi số nói riêng.

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, cơ sở dữ liệu quốc gia là nguồn tài nguyên mới, là nền tảng quan trọng cho chuyển đổi số quốc gia.Việc khai thác các tiềm năng của dữ liệu sẽ là sự cộng hưởng lớn đối với quá trình chuyển đổi số của Việt Nam để hướng tới sự chuyển đổi theo mục tiêu bền vững và kiến tạo tài nguyên số cho tương lai. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tìm ra không gian phát triển mới để tiếp cận nhanh, đón đầu xu hướng, khai thác và sử dụng dữ liệu số làm động lực mới, cơ hội mới, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển.

Vì vậy, ông Nguyễn Đức Hiển đề nghị tại Diễn đàn Tài chính số năm nay, các chuyên gia, nhà khoa học, các bộ, ngành, địa phương thảo luận, làm rõ kết quả chuyển đổi số chính của ngành Tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực dữ liệu số, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị về chủ trương, chính sách, giải pháp hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính.

Cùng với đó là giải pháp để triển khai hiệu quả việc thu thập, xây dựng dữ liệu lớn về thị trường chứng khoán, về các giao dịch trực tuyến trong lĩnh vực tài chính; cũng như việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới (phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật) vào các lĩnh vực hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính.

Đồng thời, các đại biểu cần tập trung đề xuất triển khai các giải pháp nhằm từng bước tạo lập và thúc đẩy mở thị trường dữ liệu để thị trường dữ liệu là yếu tố đột phá cho phát triển kinh tế số và kích thích thúc đẩy chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực; thảo luận, đề xuất các quy định, cơ chế trao đổi, liên thông chia sẻ dữ liệu… tạo không gian để khai thác các giá trị kinh tế của dữ liệu; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về dữ liệu tiến tới chuẩn hóa, thống nhất dữ liệu liên ngành, liên lĩnh vực./.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động