Cổ phiếu bất động sản: Xu hướng tăng dài hạn và lấy lại vị thế vẫn phải chờ

Theo các chuyên gia, hiện trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu bất động sản có thể chỉ đang ở mức độ tâm lý tác động ngắn hạn, xu hướng tăng dài hạn và lấy lại vị thế vẫn phải chờ.
Cổ phiếu bất động sản: Xu hướng tăng dài hạn và lấy lại vị thế vẫn phải chờ
Cổ phiếu bất động sản: Xu hướng tăng dài hạn và lấy lại vị thế vẫn phải chờ. Ảnh: TL

Cổ phiếu biếu bất động sản có các nhịp sóng hồi tăng giá

Thị trường bất động sản (BĐS) gần đây bắt đầu cho thấy dấu hiệu tích cực hơn nhờ hàng loạt giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành như: Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Nghị quyết 33/NQ-CP, quyết định giảm lãi suất điều hành… Những chuyển động trên thị trường này cũng tạo ra cơ hội cho các cổ phiếu BĐS có các nhịp sóng hồi tăng giá.

Ghi nhận trên thị trường chứng khoán, sau đợt giảm liên tục và có phần mạnh hơn thị trường chung, các cổ phiếu BĐS đã có những nhịp hồi khá tốt từ cuối tháng 3 và nửa đầu tháng 4. Dòng tiền đã quan tâm nhiều hơn tới dòng cổ phiếu nhà đất, mặc dù chưa lớn và chưa bền.

Theo các chuyên gia, nhịp tăng của nhóm cổ phiếu BĐS thời gian qua chủ yếu mang yếu tố đầu cơ nhờ một số thông tin hỗ trợ từ chính sách tạo đòn bẩy. Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu này phần nhiều là do yếu tố tâm lý kỳ vọng ngắn hạn của nhà đầu tư. Trên thực tế, giá nhiều cổ phiếu BĐS tăng hôm trước nhưng lại giảm ngay hôm sau - đây là minh chứng cho thấy dòng tiền vào nhóm này chỉ là hiệu ứng ngắn hạn và thiếu cả lực, lẫn sức bền.

Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, hiện nay vẫn còn quá sớm để đánh giá thị trường BĐS liệu có thể được “rã đông” khi thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều điểm nghẽn về pháp lý chưa được giải quyết triệt để. “Các chính sách được ban hành vừa qua có thể tháo gỡ một phần nút thắt, tuy nhiên cần những giải pháp đồng bộ hơn về cả quy trình pháp lý, tiếp cận nguồn vốn để thị trường BĐS phục hồi” – chuyên gia của VNDIRECT cho hay.

Vẫn còn điểm nghẽn pháp lý và nguồn vốn

Cùng với những kỳ vọng về thay đổi chính sách, theo ông Phạm Văn Hiến, chính các chủ đầu tư BĐS cũng phải tự lực thay đổi chứ không thể chỉ trông chờ vào chính sách của Nhà nước. “Các doanh nghiệp nên chú trọng các sản phẩm bình dân hơn, đáp ứng nhu cầu nhà ở, đặc biệt là của dân thành thị. Đây là hướng đi tôi nghĩ là bắt buộc trong thời gian tới và chỉ có như vậy mới giúp thị trường BĐS khơi thông được dòng vốn, phát triển” - ông Hiến chia sẻ thêm.

Theo các chuyên gia, các chính sách hỗ trợ đã được Chính phủ ban hành như: Nghị quyết 33/NQ-CP, Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 2, dự thảo sửa Thông tư 16/2021/TT-NHNN, dự thảo Thông tư cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ… là những thông tin tích cực đối với thị trường BĐS nói chung và cổ phiếu BĐS nói riêng.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Phạm Văn Hiến - Giám đốc phân tích đầu tư, Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng, các chính sách nói trên của Chính phủ và các cơ quan quản lý đã nêu rất đúng và rất trúng về 2 điểm nghẽn lớn nhất của ngành BĐS hiện nay là pháp lý và nguồn vốn. Tuy vậy, để chính sách đi vào thực tế cũng cần có thời gian và cần sự chung tay của tất cả các chủ thể tham gia thị trường.

“Dẫu vậy, đây vẫn là những tín hiệu tích cực, cho thấy Chính phủ và các bộ, ngành đang bám sát thị trường và có những chỉ đạo cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp BĐS tháo gỡ khó khăn. Nhìn dài hạn thì đây là điều rất tốt cho ngành BĐS nói chung và các doanh nghiệp trong ngành trên sàn nói riêng” - ông Phạm Văn Hiến nói.

Theo chuyên gia này, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay với thị trường BĐS vẫn là vấn đề pháp lý, các quy định chưa rõ ràng và thiếu nhất quán giữa các địa phương, khiến doanh nghiệp khó triển khai dự án, hoặc triển khai chậm dẫn đến tăng chi phí và rủi ro kinh doanh, từ đó khiến nguồn cung cho thị trường khan hiếm. “Nhưng tôi kỳ vọng điều này sẽ được tháo gỡ trong năm nay khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi và Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Từ đó, các vấn đề nhức nhối hiện nay như: định giá, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thu hồi đất… sẽ được giải quyết” - chuyên gia TVSI kỳ vọng.

Cùng với những kỳ vọng về thay đổi chính sách, theo ông Phạm Văn Hiến, chính các chủ đầu tư BĐS cũng phải tự lực thay đổi chứ không thể chỉ trông chờ vào chính sách của Nhà nước. “Các doanh nghiệp nên chú trọng các sản phẩm bình dân hơn, đáp ứng nhu cầu nhà ở, đặc biệt là của dân thành thị. Đây là hướng đi tôi nghĩ là bắt buộc trong thời gian tới và chỉ có như vậy mới giúp thị trường BĐS khơi thông được dòng vốn, phát triển” - ông Hiến chia sẻ thêm.

Theo chuyên gia của TVSI, để đầu tư vào cổ phiếu BĐS, nhà đầu tư cần cái nhìn dài hạn. Ông Phạm Văn Hiến bày tỏ lạc quan rằng, cuối năm 2023 và trong năm 2024, thị trường BĐS sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Điều đó đến từ việc khung pháp lý cho thị trường rõ ràng và hợp lý hơn, cũng như từ sự vận động, thay đổi của các chủ đầu tư và người mua nhà.

Đánh giá về định giá cổ phiếu ngành này, ông Phạm Văn Hiến cho rằng, các doanh nghiệp BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn, khiến giá cổ phiếu trong ngành khá rẻ. Các cổ phiếu BĐS lớn hiện nay đều có mức P/B (giá/giá trị sổ sách) từ 0,7 đến 1,6 lần - thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây, khi mức P/B của ngành này thường từ 2,5 đến 4,0 lần. Vì vậy, với những nhà đầu tư dài hạn, đây là một cơ hội thực sự rõ ràng.

DT

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

Tin khác

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Xem thêm
Phiên bản di động