Đà Nẵng: Nhiều công trình xây dựng trái phép chưa được xử lý

Hiện nay, lực lượng chức năng mới chỉ tiến hành tháo dỡ, xử lý 5/68 trường hợp công trình xây dựng trái phép trên báo đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Thời gian tới, địa phương sẽ quyết liệt tiến hành rà soát, phối hợp xử lý và tháo dỡ các trường hợp vi phạm xây dựng nhà, quán tạm, lán trại và kinh doanh tại bán đảo Sơn Trà.

Theo Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, qua kiểm tra các vi phạm liên quan đến sử dụng đất nhận khoán trên bán đảo Sơn Trà cơ quan chức năng đã ghi nhận các vi phạm gồm: Sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích; chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; chuyển nhượng, mua bán đất trái phép; xây dựng công trình phục vụ kinh doanh, du lịch trái phép.

Tại Kết luận Thanh tra số 792/KL-TTTP ngày 18/10/2016 của Thanh tra Nhà nước TP. Đà Nẵng về các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng trên Bán đảo Sơn Trà tại khoản 3, mục II, phần C của Kết luận cũng chỉ ra: “... hiện nay có đến 68 trường hợp xây dựng trái phép, trong đó có 62 trường hợp xây dựng khoảng từ năm 1997 đến năm 2010 và 6 trường hợp xây dựng sau thời điểm 2010, đã bị UBND phường Thọ Quang lập biên bản xử lý nhưng chưa chấp hành xong (trong đó có 24 cơ sở kinh doanh trái phép)”.

z3391417656776_8daf00600724a0df7f8f4357f052ad8f.jpg
Trên bán đảo Sơn Trà vẫn còn hàng chục trường hợp vi phạm xây dựng nhà trái phép, kinh doanh trái phép

Các trường hợp này đều vi phạm xây dựng nhà trái phép, kinh doanh trái phép trên đất được giao khoán theo hồ sơ giao khoán đất để trồng rừng theo các chủ trương của Nhà nước trước đây, ngoài ra một số hộ không có hồ sơ giao khoán.

Sau khi có Kết luận Thanh tra, thực hiện sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Đà Nẵng trong việc phối hợp xử lý các trường hợp xây dựng trái phép trên Bán đảo Sơn Trà, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà- Ngũ Hành Sơn thường xuyên phối hợp với UBND phường Thọ Quang và các cơ quan có liên quan trên địa bàn quận Sơn Trà làm công tác tuyên truyền vận động các hộ tự tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép nói trên.

Theo Kiểm lâm Đà Nẵng do nhiều nguyên nhân khách quan và do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố nói chung và quận Sơn Trà nói riêng đã làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý các trường hợp vi phạm trên bán đảo Sơn Trà.

Đến nay UBND quận Sơn Trà đã chỉ đạo UBND phường Thọ Quang và các phòng, ban, ngành của quận phối hợp với Hạt Kiểm lâm tổ chức vận động, tuyên truyền, hỗ trợ các chủ hộ xây dựng, kinh doanh trái phép tự tháo dỡ công trình vi phạm và đã xử lý được 5 trường hợp. Các trường hợp còn lại, hiện nay cơ quan Kiểm lâm đang tiếp tục phối hợp cùng UBND phường Thọ Quang và các cơ quan có liên quan đang rà soát để tiến hành xử lý tiếp theo.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND TP.Đà Nẵng, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà- Ngũ Hành Sơn đang tiếp hợp các đơn vị liên quan của quận Sơn Trà tiếp tục thực hiện tuần tra, kiểm tra xung quanh Bán đảo Sơn Trà kể cả tuần tra đêm để kịp thời phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại trái phép vào rừng và phòng chống cháy rừng; kịp thời phát hiện ngăn chặn kịp thời các trường hợp cơi nới hoặc xây dựng mới trái phép; đồng thời rà soát phối hợp xử lý vi phạm xây dựng nhà, quán tạm, lán trại và kinh doanh tại bán đảo Sơn Trà.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về công tác bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã; vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng. Triển khai ký cam kết với các tổ chức, hộ gia đình, các cơ quan đơn vị hoạt động tại các khu vực gần rừng, trong rừng về phối hợp, tham gia bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã, không xây dựng các công trình trái phép trên Bán đảo Sơn Trà.

“Hiện nay và thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp xử lý, tháo dỡ hết các nhà hàng, quán nhậu xây dựng trái phép tại bán đảo Sơn Trà”, ông Nguyễn Trần Bang - Đội trưởng Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận Sơn Trà cho biết.

Bán đảo Sơn Trà có diện tích 4.400 ha đất liền, được xem là “viên ngọc quý” tiếp giáp với bờ biển dài cùng hệ động, thực vật phong phú, quý hiếm và đa dạng. Tuy nhiên, những năm gần đây, lợi dụng việc giao khoán diện tích đất rừng; nhiều hộ dân đã tự ý xây dựng nhà trái phép, mở nhà hàng, quán cà phê giải khát; xâm phạm đến vốn rừng và ảnh hưởng đến hệ động, thực vật tại đây./.

L.A

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng kinh tế quý I/2024 có dấu hiệu hồi phục

Dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng trong quý I/ 2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục phát triển tích cực. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 7,5% đến 8% năm 2024 của thành phố là hoàn toàn có khả thi.
Xem thêm
Phiên bản di động