Đà Nẵng: Nhiều dự án đang đội vốn, chậm tiến độ

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Đà Nẵng được phép tăng vốn do phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng, quản lý dự án... Tuy nhiên, tiến độ các dự án vẫn rất chậm dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2022 của Đà Nẵng thấp kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước.

Tăng vốn nhiều dự án

Đầu năm 2022, HĐND TP. Đà Nẵng đã điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án lớn như: tuyến đường Trục 1 Tây Bắc; tuyến đường Lê Trọng Tấn; nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò.

Trong đó, Dự án Tuyến đường Trục 1 Tây Bắc tăng vốn thêm hơn 273 tỷ đồng. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 692 tỷ đồng, bắt đầu xây dựng từ năm 2014 nhưng đến nay chưa hoàn thành.

Đà Nẵng: Nhiều dự án đang đội vốn, chậm tiến độ
Ảnh: TL minh họa

Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò (đoạn qua địa phận Đà Nẵng) và nâng cao khả năng chứa tàu thuyền tránh bão của âu thuyền Thọ Quang điều chỉnh tăng vốn hơn 214 tỷ đồng, lên hơn 800 tỷ đồng.

Dự án Tuyến đường Lê Trọng Tấn (đoạn từ Khu tái định cư Phước Lý 6 đến đường Hoàng Văn Thái) điều chỉnh tăng vốn từ hơn 95 tỷ đồng lên hơn 127 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số dự án khác cũng được Đà Nẵng điều chỉnh chủ trương đầu tư như: tuyến đường vành đai phía Tây điều chỉnh lần 1 từ 85,6 tỷ đồng lên 244,5 tỷ đồng (tăng 158,8 tỷ đồng), điều chỉnh lần 2 lên 359 tỷ đồng (tăng 114,5 tỷ đồng).

Vẫn “nghẽn” giải ngân

Tại Dự án Tuyến đường trục 1 Tây Bắc do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng làm chủ đầu tư, năm 2022, vốn đầu tư công được TP. Đà Nẵng bố trí là 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 4/2022 mới giải ngân được 0,37 tỷ đồng. Nguyên nhân là phần đền bù giải tỏa, xây lắp phân đoạn nút giao Quốc lộ 1A - trục Tây Bắc và đoạn nối Nguyễn An Ninh từ nút giao Quốc lộ 1A đến đường sắt không có tiến triển. Phân đoạn này đã dừng thi công từ tháng 7/2020 do không có mặt bằng. Bên cạnh đó, phần đền bù giải tỏa đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A cũng không thay đổi so với tháng trước (tháng 3/2022). Riêng đoạn từ đường sắt đến Quốc lộ 1A dài 1.100m hiện vẫn chưa có mặt bằng để thi công. Gói thầu xây lắp công trình đoạn từ đường sắt đến Quốc lộ 1A được khởi công ngày 12/5/2020, giá trị hợp đồng gần 80 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành ngày 31/7/2021, tuy nhiên đến nay chưa giải ngân được đồng nào.

Các dự án chậm tiến độ kéo theo giải ngân đầu tư công của TP. Đà Nẵng 4 tháng đầu năm rất chậm. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 979,8 tỷ đồng, bằng 15% kế hoạch vốn cả năm 2022 và bằng 52,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt là vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu chỉ đạt 0,68% kế hoạch.

Đối với Dự án Tuyến đường Lê Trọng Tấn, theo ông Nguyễn Minh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng, trước đây chủ trương đầu tư Dự án theo loại hợp đồng BT, nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Đà Nẵng - Miền Trung. Tuy nhiên, sau đó Dự án được giao về Ban nên thủ tục đầu tư phải điều chỉnh cho phù hợp với quy định mới. Hiện Dự án đã được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố. Số chi phí tăng thêm thuộc hạng mục đền bù và giải phóng mặt bằng.

Việc tăng vốn đối với Dự án Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò, theo ông Võ Tiến Dũng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng (chủ đầu tư), là do phát sinh đền bù và giải phóng mặt bằng cho 26 hộ dân, bổ sung vốn cho cầu Ông Biện. “Tiến độ hiện đạt khoảng 40% khối lượng công việc, khả năng cuối năm 2023 sẽ hoàn thành theo kế hoạch được duyệt”, ông Dũng cho biết.

Ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê TP. Đà Nẵng thừa nhận, các dự án chậm tiến độ kéo theo giải ngân đầu tư công của TP. Đà Nẵng 4 tháng đầu năm rất chậm. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 979,8 tỷ đồng, bằng 15% kế hoạch vốn cả năm 2022 và bằng 52,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt là vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu chỉ đạt 0,68% kế hoạch, chủ yếu do các dự án liên vùng không giải ngân được và triển khai thi công còn hạn chế.

“Trước thực trạng các dự án động lực, trọng điểm chậm tiến độ so với kế hoạch, lãnh đạo TP. Đà Nẵng yêu cầu trong năm 2022 sẽ xem xét điều chuyển chủ đầu tư dự án, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu không hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, làm chậm tiến độ triển khai các công trình”, ông Vũ thông tin thêm./.

H.M

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động