Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công

Gần nửa chặng đường của năm 2024 đã qua đi, bên cạnh những bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt thì vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang có tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí đang còn 4 bộ, cơ quan trung ương dậm chân tại chỗ khi tỷ lệ giải ngân bằng 0%. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước.

Nhiều dự án chưa giải ngân

Đang có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 5 tháng đạt 22,04% so với tổng kế hoạch vốn ĐTC năm 2024 của tỉnh (4.338,962 tỷ đồng), nhưng tỉnh Sơn La đang còn tới 8 đơn vị chưa giải ngân, bao gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và phát triển đô thị; Ban Quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa; Ban Quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn phòng tỉnh ủy…

Giải ngân vốn đầu tư công: Vẫn có nơi "dậm chân" tại chỗ
Các bộ, ngành, địa phương đang được thúc "tiêu tiền". Ảnh minh họa: H.T

Tại tỉnh Hà Giang, tính đến hết tháng 5/2024, tổng số vốn ĐTC đã giải ngân trên địa bàn tỉnh thuộc kế hoạch năm 2024 là 1.205 tỷ đồng, đạt gần 28% kế hoạch vốn được giao (4.363 tỷ đồng).

Mặc dù tỷ lệ giải ngân của tỉnh đang đạt cao so với bình quân chung của cả nước, nhưng theo báo cáo của các sở, ngành, UBND các huyện và chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh, tiến độ giải ngân vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, tính đến nay vẫn còn 10/39 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân.

Tổ công tác số 5 cũng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân vốn ĐTC của 6 địa phương: Bình Thuận, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Theo báo cáo, 5/6 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước trong tháng 5/2024.

Đặc biệt, đến thời điểm này, có 5/6 địa phương còn dự án giải ngân bằng 0%. Cụ thể, tỉnh Bình Thuận có 7 dự án với tổng số vốn 92 tỷ đồng; tỉnh Gia Lai có 4 dự án với tổng số vốn 63,177 tỷ đồng; tỉnh Lâm Đồng có 6 dự án với tổng số vốn trên 1.076 tỷ đồng; tỉnh Đồng Nai có 2 dự án với tổng số vốn trên 731 tỷ đồng; tỉnh Bình Phước có 3 dự án với tổng số vốn 250,8 tỷ đồng.

Đồng thời, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng đoàn cũng vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu của 3 địa phương: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Đặc biệt, trong lĩnh vực ĐTC, báo cáo này cho biết, tỉnh Bình Định đang có tỷ lệ giải ngân cao, 2 tỉnh còn lại có tỷ lệ giải ngân rất thấp.

Theo đó, ước đến hết tháng 5/2024, tỉnh Phú Yên giải ngân được 505 tỷ đồng, bằng 12,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 13,6% kế hoạch vốn địa phương triển khai chi tiết. Đặc biệt, đến ngày 30/4/2024, tỉnh Phú Yên có 3 dự án được giao kế hoạch năm 2024 với tổng số vốn là 489 tỷ đồng nhưng chưa giải ngân, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh.

Còn tại tỉnh Khánh Hòa, ước đến 31/5/2024, toàn tỉnh giải ngân được trên 1.330 tỷ đồng, bằng 16,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 19,2% kế hoạch vốn địa phương triển khai chi tiết.

Theo đánh giá của Đoàn công tác, qua các thời điểm, tỷ lệ giải ngân của Khánh Hoà đều thấp hơn so với bình quân chung cả nước và tỷ lệ tăng của tỉnh ở mức không cao. Đặc biệt, đến ngày 30/4/2024, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn 1 dự án xây dựng Cầu Huyện 2 và đường dẫn được giao kế hoạch năm 2024 có kế hoạch vốn 72,2 tỷ đồng nhưng chưa giải ngân.

Thúc các bộ ngành, địa phương “tiêu tiền”

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, từ đầu năm đến nay tỷ lệ giải ngân của cả nước luôn tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Cụ thể, ước 5 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân của cả nước đạt 20,99% tổng kế hoạch và đạt 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cùng kỳ năm 2023 đạt 20,8% tổng kế hoạch và đạt 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân được chỉ ra là do tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành, địa phương không đồng đều, bên cạnh những bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao thì vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí còn chưa giải ngân.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phải xây dựng kế hoạch giải ngân theo từng tháng và từng quý cho từng nhiệm vụ, dự án. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động rà soát, đánh giá để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để bảo đảm giải ngân hết số vốn đã được giao…

Riêng các bộ, ngành, địa phương đang có tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC 5 tháng dưới mức trung bình của cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị người đứng đầu tập trung chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc thực hiện các giải pháp mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các dự án. Kiên quyết thực hiện việc điều chuyển cán bộ đối với những cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, gây ách tắc trong việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC được Chính phủ quy định tại Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024; Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn ĐTC năm 2024 và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo tại các Phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đặc biệt, Bộ Tài chính lưu ý các địa phương chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, đơn vị cung ứng vật tư, vật liệu để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về nguồn cung nhằm đảm bảo điều kiện thi công, đẩy nhanh tiến độ triền khai các gói thầu. Trong đó, đặc biệt quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông trọng điểm (bao gồm các tuyến đường bộ cao tốc) trên địa bàn các địa phương../.

Hạnh Thảo

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.

Tin khác

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Xem thêm
Phiên bản di động