Đại biểu Quốc hội hiến kế khắc phục những tồn tại của nền kinh tế

Theo các đại biểu Quốc hội, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đến nay có nhiều kết quả kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần tháo gỡ để bức tranh kinh tế - xã hội đạt kết quả tốt hơn.
Đại biểu Quốc hội hiến kế khắc phục những tồn tại của nền kinh tế

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo. Đồng thời khẳng định, đây là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; sự đồng hành chủ động, linh hoạt và giám sát chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, địa phương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp…

Nhiều điểm sáng được các ĐBQH chỉ ra, như: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,73%, ước cả năm khoảng 4%. Thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định; tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt khoảng 11%, tập trung nhiều cho sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%...

Các ĐBQH cũng nhất trí với đánh giá trong báo cáo của Chính phủ. Trong bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mới, nhanh chóng và phức tạp, gây ra khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo, nhưng chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Theo ĐB Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk), Chính phủ đã điều hành tích cực, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, triển khai có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

“Tôi thấy mừng vì những kết quả đạt được trong 9 tháng, kinh tế sau 2 năm suy giảm bởi đại dịch đã tăng trưởng ở mức cao và vượt kế hoạch năm. Sau rất nhiều năm, kinh tế tăng trưởng vượt so với kế hoạch đề ra, kinh tế vĩ mô ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều địa phương khởi sắc. Niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và các cấp được củng cố” - ĐB Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Bình Định, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh trải lòng.

Chính phủ cần đẩy mạnh các giải pháp giữ ổn định tài chính tiền tệ

Thảo luận tại tổ, nhiều ĐBQH bày tỏ lo lắng về những tác động của lạm phát tới đời sống người dân. Theo các ĐB, hiện nay có tình trạng giá cả vật liệu đầu vào tăng, một số hàng thiết yếu giá không ổn định, giá xăng dầu tăng cao, khan hiếm, gây ảnh hưởng tới sản xuất và an ninh trật tự.

ĐB Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) cho biết, vẫn còn một số vấn đề bà còn trăn trở. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi, tổng cầu tăng nhanh, nhưng xung đột Nga - Ukrainer đang làm nhiều nguyên nhiên vật liệu tăng mạnh, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh. Nữ ĐB đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần theo dõi chặt diễn biến giá cả, đặc biệt là tình hình lạm phát trên thế giới ảnh hưởng tới nước ta. Nghe điều chỉnh tăng lương, giá cả đã rục rịch tăng, do đó cần linh hoạt trong bình ổn giá, nhất là giá xăng dầu, điện và những mặt hàng thiết yếu.

Theo ĐB Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang), cử tri các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long băn khoăn, lo lắng về tình trạng nông sản sản xuất ra không tiêu thụ được, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, tình trạng khan hiếm xăng dầu, giá cả xăng dầu tăng cao… làm ảnh hưởng lớn tới đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. ĐB đề nghị, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đối với các tỉnh nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ nông nghiệp như hỗ trợ cây giống, vật tư nông nghiệp, phân bón; chỉ đạo các cơ quan quản lý chuyên ngành quan tâm kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm cũng là mối quan tâm của nhiều ĐBQH. Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ làm rõ các giải pháp để xử lý được những hạn chế, tồn tại nhiều năm, nhất là trong giải ngân vốn đầu tư công một số chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngoài ra, tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế xảy ra tại bệnh viện công ở nhiều địa phương, làm ảnh hưởng lớn tới công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng là vấn đề được nhiều ĐB nêu, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Các ĐB đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành cần tập trung khắc phục những tồn tại, bất cập, vướng mắc này trong thời gian sớm. Các ĐB cũng đề nghị, Chính phủ cần đề xuất sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, tăng lương cơ sở, nhằm kịp thời hỗ trợ giảm khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bối cảnh giá cả các mặt hàng tăng.

ĐB Lê Kim Toàn (Bình Định) đề nghị, Chính phủ cần đẩy mạnh các giải pháp giữ ổn định tài chính tiền tệ, tránh gây bất ổn, gây đổ vỡ nền kinh tế và trật tự xã hội; có chính sách thuế, vốn, hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, tạo ra sản phẩm cho xã hội; có chính sách bình ổn giá thị trường, đảm bảo cung cầu, nhất là các hàng hóa dịch vụ thiết yếu, không để khan hiếm như tình trạng vừa mới xảy ra. Ngoài ra, cần khắc phục các bất cập về giải ngân vốn đầu tư công; đảm bảo an toàn trật tự xã hội; kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính, đảm bảo hoạt động hiệu lực hiệu quả, nghiên cứu xây dựng khung biên chế cho các địa phương.../.

NNK (TH)

Tin cùng chuyên mục

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Luật Đất đai 2024:  Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024: Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi) là văn bản luật có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI chủ trì tổ chức hội thảo Luật Đất đai 2024: Những nội dung quan trọng doanh nghiệp cần biết thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham dự.
Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Việt Nam: Tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Theo nghiên cứu do Visa thực hiện và vừa được công bố cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Làn sóng tăng trưởng ấn tượng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mở ra tương lai đầy tiềm năng của ngành hàng tiêu dùng bán lẻ.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

Tháo gỡ “điểm nghẽn” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP (Nghị định 24) hướng dẫn Luật Đấu thầu năm 2023 có hiệu lực từ 1/1/2024. Các chuyên gia cho rằng, Nghị định 24 đã tháo gỡ nhiều “điểm nghẽn” cho các bệnh viện trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế...
Xử phạt 21 doanh nghiệp kiểm toán, đình chỉ, nhắc nhở 41 kiểm toán viên

Xử phạt 21 doanh nghiệp kiểm toán, đình chỉ, nhắc nhở 41 kiểm toán viên

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2023 đã thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với 21 doanh nghiệp kiểm toán và 3 kiểm toán viên hành nghề. Đình chỉ có thời hạn 17 kiểm toán viên, có công văn nhắc nhở 21 kiểm toán viên do hồ sơ kiểm toán có chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Tin khác

Nguồn nhân lực cho ngành logistics vẫn khan hiếm

Nguồn nhân lực cho ngành logistics vẫn khan hiếm

Báo cáo của Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề - ngành logistics (LIRC) khu vực miền Bắc cho biết, việc thiếu các cơ sở đào tạo và cấp giấy chứng nhận trình độ sơ cấp về lái xe nâng sẽ khiến nguồn nhân lực trong lĩnh vực này trở nên khan hiếm khi số lượng cảng dự kiến tăng trong thời gian tới…
Thủ tướng chỉ đạo nóng về thị trường vàng, yêu cầu thanh tra, xử nghiêm hành vi trục lợi, thao túng

Thủ tướng chỉ đạo nóng về thị trường vàng, yêu cầu thanh tra, xử nghiêm hành vi trục lợi, thao túng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục đưa "đất vàng" lên sàn đấu giá

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục đưa "đất vàng" lên sàn đấu giá

Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh thời điểm thực hiện kế hoạch chi tiết tổ chức công tác đấu giá “đất vàng” và 3.790 căn hộ chung cư ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) trong năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc Tổ Công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
Hà Nội: Đầu tư đường tránh Quốc lộ 21B, huyện Ứng Hòa

Hà Nội: Đầu tư đường tránh Quốc lộ 21B, huyện Ứng Hòa

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 1362/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đường tránh quốc lộ 21B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách khởi sắc nhờ kinh tế phục hồi

TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách khởi sắc nhờ kinh tế phục hồi

2 tháng đầu năm kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi tích cực hơn, tổng thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tích cực, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh...
Bảo đảm dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hoàn thành đúng tiến độ

Bảo đảm dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hoàn thành đúng tiến độ

Qua kiểm tra thực tế dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn Hà Nội cho thấy, TP. Hà Nội đã chủ động, bảo đảm tiến độ các gói dự án thành phần, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Thành phố và các đơn vị đã dồn lực thực hiện dự án; triển khai tốt vai trò cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án.
Bộ Công thương đề xuất nhiều bộ ngành phối hợp điều hành giá điện

Bộ Công thương đề xuất nhiều bộ ngành phối hợp điều hành giá điện

Tại dự thảo quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá điện bán lẻ bình quân, Bộ Công thương vừa trình Chính phủ đưa ra đề xuất các bộ ngành liên quan phối hợp cùng điều hành giá điện.
TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công 6 dự án giao thông trọng điểm

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công 6 dự án giao thông trọng điểm

Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cho biết, vừa có báo cáo gửi UBND thành phố về tiến độ triển khai 6 công trình giao thông trọng điểm (công trình thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025).
TP. Hồ Chí Minh hướng tới phát triển xuất khẩu xanh, bền vững

TP. Hồ Chí Minh hướng tới phát triển xuất khẩu xanh, bền vững

Thông tin từ Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, nhằm góp phần đẩy mạnh liên kết hướng đến xuất khẩu xanh thời gian tới, diễn đàn và hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu sẽ được tổ chức tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC) từ ngày 8 đến 11/5/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động