Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.

Nhiều hạn chế nên công trình điện được chuyển giao rất ít

Theo báo cáo từ Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, trước đây, việc điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) sang EVN quản lý được thực hiện theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg (Quyết định 41).

Thực tiễn triển khai đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến số lượng công trình điện được điều chuyển chỉ chiếm khoảng 10% số lượng công trình điện mà EVN đồng ý tiếp nhận.

Đề xuất bỏ
Đề xuất bãi bỏ quyết định quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện sang EVN quản lý. Ảnh TL minh họa

Hơn nữa, Quyết định 41 được xây dựng trên cơ sở Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008, nhiều nội dung không còn phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.

Nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế của Quyết định 41, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển giao công trình điện là tài sản công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý về EVN đảm bảo an toàn, hiệu quả, ngày 10/1/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN (có hiệu lực từ ngày 1/3/2024).

Nghị định này đã có quy định xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đang thực hiện chuyển giao theo Quyết định 41. Như vậy, Quyết định 41 không còn được áp dụng trên thực tế.

Theo đại diện Bộ Tài chính, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong việc áp dụng và thi hành pháp luật, góp phần làm cho hệ thống pháp luật tinh gọn, dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41.

Không tạo ra khoảng trống pháp lý

Đề xuất bỏ
Ảnh TL minh họa

Trên cơ sở tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41 và đã có công văn gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp nhất trí với phạm vi bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41. Tuy nhiên, ngoài nội dung quy định chuyển tiếp tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, bổ sung quy định chuyển tiếp (nếu cần thiết) để đảm bảo xử lý đầy đủ, toàn diện các trường hợp phát sinh trong thực tiễn, tránh tạo khoảng trống pháp lý khi bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, tại Nghị định số 02/2024/NĐ-CP đã có quy định cụ thể các nội dung về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước; chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài NSNN; chuyển giao công trình điện được đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đồng thời tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP đã quy định đầy đủ các nội dung về chuyển tiếp đối với các công trình điện đã hoặc đang thực hiện các thủ tục điều chuyển theo quy định tại Quyết định 41.

Vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc Quyết định 41 bị bãi bỏ không tạo ra khoảng trống pháp lý.

Cũng theo Bộ Tài chính, dự thảo Quyết định bãi bỏ Quyết định 41 không quy định chính sách mới hay sửa đổi, bổ sung chính sách hiện hành. Do vậy, về cơ bản không làm phát sinh chi phí quản lý, tổ chức, bộ máy, biên chế để thực hiện. Nguồn lực để đảm bảo thi hành Quyết định vẫn trên cơ sở nguồn nhân lực, tài chính hiện có như quy định của pháp luật hiện hành.

Điều đó đồng nghĩa, sau khi bãi bỏ Quyết định số 41, việc điều chuyển các công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sang EVN quản lý chỉ cần đáp ứng các quy định của Nghị định số 02/2024/NĐ-CP./.

Bích Thủy

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.
Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tin khác

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tuyên dương 136 doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2023 được Bộ Tài chính tặng bằng khen; Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tặng giấy khen.
Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tích cực triển khai Đề án 06, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, tạo nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính đang tích cực triển khai Đề án, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Đề xuất bãi bỏ 8 Thông tư về dự toán ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo thông tư bãi bỏ một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về dự toán ngân sách nhà nước.
Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Sáng 10/12, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024, nhằm thông tin, tuyên truyền về các chính sách và thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thuế, hải quan, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan.
Xem thêm
Phiên bản di động