Đề xuất nới “room” chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, TS. Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Tài chính thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cho biết bối cảnh kinh tế nửa cuối năm 2022 đã có những thay đổi so với nửa đầu năm. Trong đó, áp lực lạm phát đã giảm bớt. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc việc nới hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm.

PV: Các ngân hàng thời gian qua có động thái tăng lãi suất huy động và điều này có gây áp lực đối với lãi suất đầu ra không, thưa ông?

Chính sách tiền tệ: Đã đến thời điểm nới “room” để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
TS. Nguyễn Hữu Huân

TS. Nguyễn Hữu Huân: Thời gian qua do áp lực lạm phát, nên Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Việc hút tiền về qua các kênh có thể cũng khiến cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng ít nhiều gặp khó khăn. Điều này buộc lòng các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng vốn từ các kênh khác về để đảm bảo thanh khoản hệ thống. Bối cảnh này cho thấy thời kỳ tiền rẻ đã trôi qua và hệ quả là khi lãi suất huy động tăng và hệ số Casa (Current Account Savings Account - hệ số huy động tiền gửi không kỳ hạn) giảm thì các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất đầu ra.

Lý do hệ số Casa giảm do ví tiền của người dân không còn rủng rỉnh như xưa nữa. Đó là do cuộc sống người dân bị ảnh hưởng của bởi đại dịch Covid-19 (trong 2 năm trước), còn năm nay thì người dân phải đối diện với lạm phát, trong khi thu nhập không tăng. Với yếu tố này, số tiền mà người dân có thể để trong tài khoản ngân hàng cũng không nhiều như trước đây nữa.

PV: Lãi suất diễn biến theo xu hướng tăng có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh chung?

TS. Nguyễn Hữu Huân: Việc các ngân hàng tăng lãi suất cho vay đương nhiên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ quả của việc này cũng còn ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân và tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm.

Chính sách tiền tệ: Đã đến thời điểm nới “room” để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Hiện tại có thể cân nhắc cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm.

PV: Việc lãi suất tăng theo xu hướng như vậy liệu có đi ngược với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc cố gắng giữ mặt bằng lãi suất thấp để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không, thưa ông?

TS. Nguyễn Hữu Huân: Đây là một bài toán khó khi Ngân hàng Nhà nước phải cân đối 2 mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ, đó là kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, 2 mục tiêu này thường mâu thuẫn nhau và trong nhiều trường hợp phải đánh đổi cái này để ưu tiên cho cái kia. Có nghĩa là, chúng ta khi muốn kiểm soát lạm phát thì tăng trưởng kinh tế có thể sẽ bị hạn chế. Ngược lại, việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng chính sách tiền tệ có thể dẫn đến hệ quả làm cho lạm phát tăng.

Mục tiêu kiểm soát lạm phát là xu hướng chung giai đoạn nửa đầu năm

Quan sát động thái chung thế giới, xu hướng về chính sách các nước trên thế giới trong nửa đầu năm 2022 đa số họ cũng ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát hơn là thúc đẩy tăng trưởng. Cụ thể thời gian qua, Cục Dự trữ liêng bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)… và nhiều quốc gia khác đều tăng lãi suất để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Trong dòng chảy này, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung, nên chính sách tiền tệ của chúng ta cũng bắt buộc phải đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát lên trên trong 6 tháng đầu năm.

Trong khi đó, với bối cảnh kinh tế thời gian qua, cụ thể là áp lực lạm phát của 6 tháng đầu năm 2022 là rất lớn. Do đó, việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên cho kiểm soát lạm phát trong nửa đầu năm 2022 là hợp lý. Bởi vì, nếu chúng ta không kiểm soát tốt lạm phát thì có thể có những hệ lụy về an sinh xã hội và cả những hệ lụy về ổn định vĩ mô sau này.

PV: Đó là câu chuyện kinh tế của 6 tháng đầu năm, nhưng bối cảnh 6 tháng cuối năm có gì thay đổi không, thưa ông?

TS. Nguyễn Hữu Huân: Câu chuyện của 6 tháng cuối năm, theo tôi có thể có những diễn biến khác. Trong đó, áp lực lạm phát cũng có phần giảm hơn so với đầu năm. Lý do là một trong những nguyên nhân chính tạo áp lực lạm phát là giá xăng dầu đã hạ nhiệt hơn trong thời gian gần đây.

Trong bối cảnh này, theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể cân nhắc cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ, để phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.

PV: Một trong những chính sách ngành Ngân hàng thực hiện thời gian qua là “room” tín dụng. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có thông điệp nào cho việc sẽ nới “room”. Quan điểm của ông về “room” như thế nào?

TS. Nguyễn Hữu Huân: Tôi cho rằng, áp lực lạm phát nếu giảm thì Ngân hàng Nhà nước có thể nới “room” cho các ngân hàng. Vì nhiều ngân hàng hiện đã cạn “room” và không thể cho vay thêm được.

Trong khi đó, việc điều hành chính sách tiền tệ bằng “room” cũng có nhiều vấn đề còn tranh cãi, đặc biệt là nó mang tính chất hành chính, chủ quan, không có tiêu chí rõ ràng cho việc ngân hàng này được cấp nhiều “room”, ngân hàng khác thì được ít. Do đó, tôi cho rằng tiến tới chúng ta cần hướng tới việc thực thi chính sách tiền tệ thông qua các công cụ thị trường hơn.

PV: Vậy theo ông, thời điểm nào có thể tính toán việc nới “room”, ngay bây giờ hay là một thời điểm nào hợp lý trong giai đoạn từ nay đến cuối năm?

TS. Nguyễn Hữu Huân: Tôi cho rằng ngay bây giờ Ngân hàng Nhà nước có thể nên nới “room” được rồi, do áp lực lạm phát đã giảm nhờ giá xăng dầu đã hạ nhiệt. Bởi lẽ, tác động của chính sách thường có độ trễ, cụ thể sau khi nới “room” thì quá trình tác động của nó đến nền kinh tế cũng phải qua vài tháng.

Sau khi thêm “room”, các ngân hàng cũng phải có khoảng thời gian triển khai cho vay. Doanh nghiệp vay được vốn cũng phải qua một giai đoạn sản xuất kinh doanh thì mới có đầu ra sản phẩm… Do đó, việc nới “room” ngay bây giờ thì cũng phải khoảng tới quý IV thì những tác động của chính sách mới được thể hiện rõ ràng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàn thiện dự thảo nghị định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa cho biết đã thực hiện việc tiếp thu ý kiến, điều chỉnh lại nội dung dự thảo nghị định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam để hoàn thiện nội dung hồ sơ xây dựng nghị định trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

Trước đây, các quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam được thực hiện theo Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam. Quyết định này quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn việc làm tiền giả; tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả và hủy hoại tiền Việt Nam.

Sau thời gian thực tiễn thi hành, Quyết định 130 đã đóng góp quan trọng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành chức năng, các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ tiền Việt Nam. Quyết định 130 đã định hướng cho công tác phòng, chống, ngăn chặn việc làm tiền giả; tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả và hủy hoại tiền Việt Nam, góp phần tạo sự ổn định về cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ tiền.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các bộ, ngành liên quan tuân thủ các quy trình và quy định trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ tiền Việt Nam.

Tuy nhiên, sau thời gian 17 năm thi hành, một số quy định tại Quyết định 130 không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Do đó, nghị định mới lần này được xây dựng để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhằm phát huy tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. Nghị định cũng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các bộ, ngành chức năng hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phát hiện và xử lý tiền giả, tiền nghi giả, công tác bảo vệ tiền Việt Nam một cách thống nhất theo quy định của pháp luật.

C. Tín

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
11 thành viên trúng đấu thầu vàng miếng ngày 23/5

11 thành viên trúng đấu thầu vàng miếng ngày 23/5

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo kết quả phiên đấu thầu vàng miếng sáng 23/5. Có 11 thành viên trúng thầu, với tổng khối lượng là 134 lô (tương đương 13.400 lượng vàng).
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 182,8 tỷ USD, tăng 13,9%

Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 182,8 tỷ USD, tăng 13,9%

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 182,8 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 22,29 tỷ USD).
Xem thêm
Phiên bản di động