Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ 1/1/2024 đến hết 30/6/2024

Chiều 20/11 tại phiên họp Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về việc giảm thuế giá trị gia tăng. Theo đó, Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ 1/1/2024 đến hết 30/6/2024.
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng, kích cầu tiêu dùng năm 2024
Ảnh: T.L
Dự kiến thu ngân sách giảm khoảng 25 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024.

Trước đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong đó, quy định chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2022 áp dụng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%) và Nghị quyết số 101/2023/QH15 tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong 6 tháng cuối năm 2023. Từ thực tiễn thời gian quan, Chính phủ cho rằng, chính sách giảm thuế GTGT đã tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu tiêu dùng.

Trên cơ sở báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đã được thực hiện ổn định trong năm 2022, 2023; dự kiến thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 còn gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT như nội dung chính sách giảm thuế GTGT thực hiện trước đó.

Cụ thể, giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; thời gian áp dụng từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 4,175 nghìn tỷ đồng/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Dù thu ngân sách giảm, nhưng việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ, từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và duy trì công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này, giảm thuế góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Đối với doanh nghiệp, việc giảm 2% mức thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, từ đó giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tăng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tính toán để không gây áp lực cho ngân sách

Thảo luận tại hội trường về vấn đề này, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí việc cần thiết phải giảm thuế cho nửa đầu năm 2024. Về cơ bản, các đại biểu thống nhất với phạm vi, đối tượng giảm thuế, thời gian áp dụng chính sách, hiệu lực thi hành.

Có ý kiến đại biểu đề nghị mở rộng thêm chính sách để áp dụng cho tất cả các nhóm hàng hóa dịch vụ đang chịu mức thuế suất 10%; có ý kiến đề nghị áp dụng chính sách cho cả năm 2024.

Trước đó, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến trong nhất trí với sự cần thiết ban hành chính sách để đồng hành cùng Chính phủ trong các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Có một số ý kiến băn khoăn việc ban hành chính sách giảm thuế GTGT trong năm 2024 vì cho rằng, đây chỉ là một biện pháp tình thế của Nghị quyết số 43/2022/QH15, ứng phó với các khó khăn tại thời điểm nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Đến nay, đại dịch đã đi qua, kinh tế năm 2022 đã đạt những kết quả hết sức tích cực và mức tăng trưởng năm 2023 cũng là kết quả khả quan so với các nước, do đó việc giảm thuế cần cân nhắc hơn.

Trong khi đó, việc giảm thuế đã tác động tiêu cực đến cân đối ngân sách các địa phương là thực tế. Do đó, có ý kiến đề nghị Chính phủ cân nhắc thận trọng việc tiếp tục các chính sách miễn, giảm thuế đã thực hiện trong thời gian qua, khi các nhiệm vụ thu NSNN đang ngày càng khó khăn trong các năm gần đây.

Sau khi các đại biểu Quốc hội thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu làm rõ thêm các ý kiến đại biểu nêu. Theo Bộ trưởng, việc không giảm thuế GTGT cho tất cả các đối tượng nhằm đảm bảo sự nhất quán trong chính sách (như đã thực hiện trong năm 2022 và nửa năm 2023), đồng thời giảm áp lực cho ngân sách. Nếu như thực hiện cho cả năm 2024 cũng như mở rộng đối tượng giảm thuế “sẽ gây khó khăn cho ngân sách” - như lời Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Như đã từng chia sẻ với báo chí và tại nghị trường, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhận định, việc giảm thuế GTGT chỉ là một trong nhiều giải pháp và chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, không có tác dụng trong dài hạn, do vậy vẫn cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.

Theo đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư, gỡ vướng trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thị trường, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động…

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện chính sách để trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp này./.

Trần Thắng

Tin cùng chuyên mục

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Theo Tổng cục Thuế, phiên bản eTax 2.9.3 dành cho doanh nghiệp được nâng cấp với tính năng đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử tổ chức do Bộ Công an cấp. Việc tích hợp này giúp nâng cao tính bảo mật và thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Để có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên hệ thống Thuế điện tử, tổ chức cần thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử theo quy định của Bộ Công an.
Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?

Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?

Chiều ngày 6/2, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành năm 2024 và định hướng năm 2025. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ đã cập nhật 3 kịch bản lạm phát bình quân năm 2025.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.

Tin khác

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.
Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động