Điều tiết giá cả thị trường hợp lý đảm bảo cung cầu để kiểm soát lạm phát

Sau khi tăng 0,88% trong tháng 8, những lo ngại dồn vào tháng 9 khi dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể tiếp tục đà tăng, khi vào năm học mới, mua sắm đồ dùng học tập trong các gia đình tăng, giá lương thực, thực phẩm tăng nhẹ sau thời điểm tăng lương, giá xăng được dự đoán có xu hướng tăng thời điểm cuối năm…
Lạm phát có thể tiếp tục đà tăng trong tháng 9
Nguồn: Vietdata. Đồ họa: TL

Tăng nhiệt đồ dùng học tập, giá lương thực, thực phẩm

Đến hẹn lại lên, thời điểm đầu năm học mới, thị trường đồ dùng học tập, đồng phục học sinh lại sôi động. Thực tế, mùa tựu trường năm nay, giá các loại sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập và đồng phục học sinh tăng từ 10 - 15%. Cá biệt, giá của một số bộ sách giáo khoa hiện đã đắt hơn gấp rưỡi so với giá của mùa tựu trường năm ngoái. Giá đồng phục học sinh năm nào cũng tăng nhẹ, tăng khoảng 10% so với năm ngoái. Sách giáo khoa ở một số lớp học như lớp 3, lớp 7 và lớp 10 đắt hơn gấp rưỡi, thậm chí đắt hơn gần gấp đôi so với giá sách thông thường vào năm ngoái. Một số cấp học khác giá không đổi.

Tại nhiều nhà sách, trái ngược chiều hướng tăng giá, sản phẩm đồ dùng học tập phong phú, giá cả phải chăng. Đặc biệt, nhiều sản phẩm còn khuyến mãi, giảm giá khoảng 10 - 20%. Về cơ bản, sức mua các mặt hàng này tăng từ 20 - 30% so với tháng trước.

Cùng đà tăng giá, tại một số chợ dân sinh, giá lương thực, thực phẩm “nhích” nhẹ. Cụ thể như: giá trứng gia cầm tăng khoảng 2.000 đồng/chục; giá một số loại thực phẩm như thịt lợn, bò, gà cũng tăng nhẹ. Đáng lo ngại nhất là hơn 2 tháng qua, giá lợn hơi trên thị trường tăng mạnh. Giá lợn hơi trên cả nước đều tăng. Tại miền Bắc, giá dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg, tăng 2.000 - 4.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2023.

Giá thịt lợn tại các chợ vẫn đứng ở mức cao, như ba chỉ có giá 135.000 đồng/kg; bắp giò, nạc vai có giá 130.000 đồng/kg; mông sấn 110.000 - 120.000 đồng/kg. Nhiều chuyên gia dự báo, giá lợn hơi từ nay đến cuối năm sẽ duy trì đi ngang hoặc tăng nhẹ, dao động ở khoảng 65.000 đồng/kg.

Xăng dầu là hàng hóa chiếm quyền số có tỷ trọng lớn trong rổ CPI, những biến động giá cả của mặt hàng này sẽ tác động nhiều đến lạm phát.

Ở kỳ điều hành gần đây, giá xăng các loại đều giữ nguyên so với kỳ trước. Cụ thể, xăng E5RON92 có giá 23.471 đồng/lít; xăng RON95-III có giá 24.871 đồng/lít. Tuy nhiên, hầu hết các loại dầu, trừ dầu mazut 180CST 3.5S giữ nguyên, thì đều được điều chỉnh tăng giá. Cụ thể, dầu diesel 0.05S tăng thêm 410 đồng/lít, có giá 23.055 đồng/ lít; dầu hỏa tăng 374 đồng/ lít, có giá 23.188 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S có giá 17.704 đồng/kg. Như vậy, từ đầu năm đến nay giá xăng đã trải qua 25 lần điều chỉnh, trong đó có 16 lần tăng, có 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

Đề cao công tác điều hành của cơ quan quản lý

Trước lo ngại giá cả tăng, trả lời báo chí, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, điều hành giá là bài toán khó và muốn giải được chúng ta phải điều tiết thị trường thật tốt. Chìa khóa cho bài toán này là việc điều tiết giá cả thị trường hợp lý đảm bảo điều hành cung cầu. Phương pháp điều hành này phụ thuộc vào các giải pháp tổng thể của Chính phủ. Chính phủ cần tập trung vào quản lý tốt một số mặt hàng trong danh mục quản lý giá của Nhà nước. Bên cạnh đó, với các mặt hàng thiết yếu, nên có sự kiểm soát chặt chẽ.

Theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đặc biệt lưu ý các bộ, ngành trong điều hành phải theo dõi sát diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng thiết yếu, xây dựng các báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá lưu ý các bộ, ngành đảm bảo ổn định giá cả những mặt hàng là nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, các dịch vụ tiêu dùng cơ bản, tránh để tăng giá ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

Mặc dù còn dư địa, nhưng Chính phủ đã quyết định không điều chỉnh giá một số dịch vụ, hàng hóa theo lộ trình, như: giá dịch vụ giáo dục, năm học 2023-2024 giữ ổn định, chưa áp dụng lộ trình tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Quyết định này nhận được sự đồng tình của các chuyên gia kinh tế. Theo TS. Ngô Trí Long, giá dịch vụ giáo dục có quyền số lớn, tác động đến CPI nên điều hành phải thận trọng, có lộ trình rõ ràng. Giá dịch vụ y tế, giáo dục, phải lựa các thời điểm thích hợp vì tác động rất nhiều tới người dân. Do đó, khi sửa Nghị định 81/2021/NĐ-CP cần tính toán thận trọng thời điểm điều hành giá dịch vụ giáo dục. Vị chuyên gia này cho rằng, 4 nhóm hàng hóa, dịch vụ tác động nhiều tới chỉ số CPI cần được quản lý chặt chẽ. Đó là: giá nhóm giáo dục; nhóm vật liệu xây dựng; dịch vụ du lịch, giải trí; giá năng lượng, nhiên liệu.

Làm tốt công tác dự báo là đặc biệt quan trọng

Các bộ, ngành trong thẩm quyền quản lý của mình đã điều hành linh hoạt, chủ động, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với nhau dưới sự điều hành của “nhạc trưởng” là Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và cơ quan Thường trực Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo tích cực, có trách nhiệm là Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.

Đơn cử như giá thịt lợn, mặt hàng chủ yếu trong bữa ăn gia đình Việt. Giá tăng cao sẽ tác động trực tiếp tới đời sống người dân. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi từ nay đến cuối năm tập trung nâng cao năng lực sản xuất và kiểm soát chất lượng con giống, tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng giống của các địa phương, cơ sở giống lợn.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát hệ thống sản xuất giống vật nuôi trên cơ sở dịch vụ công và chuyển đổi số, ứng dụng công bố tiêu chuẩn áp dụng của các cơ sở giống trên hệ thống. Ngoài ra, tăng cường kênh theo dõi sát diễn biến về nguồn cung, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước và trên thế giới; có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi trong bối cảnh giá vật tư đầu vào ở mức cao, bảo đảm về chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Với kinh nghiệm trong điều hành, về cơ bản công tác điều hành giá cả thị trường từ nay tới cuối năm được cho là khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam; kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong điều hành giá một số mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, cần tiếp tục theo dõi sát và các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, rà soát tham số đầu vào, đánh giá bối cảnh, tác động, mức độ và liều lượng điều chỉnh phù hợp để cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở điều hành giá đảm bảo kiểm soát lạm phát cả năm. Việc công khai minh bạch thông tin về giá cũng hết sức quan trọng, để kiểm soát lạm phát kỳ vọng và tạo sự đồng thuận trong dư luận.

M. Anh

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.
Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tin khác

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo HĐND thành phố liên quan công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 6/1/2020 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 (Quyết định 02/2020). Theo đó, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15/10/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động