Đơn vị có từ trên 2.000 người được trang bị tối đa 6 xe ô tô phục vụ công tác chung
Bộ Tài chính cho biết, các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) trực thuộc bộ, cơ quan trung ương được giao quyền tự chủ lớn. Vì vậy, định mức xe được quy định tại dự thảo căn cứ vào số biên chế được giao. Trong đó, các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề thường có số biên chế lớn hơn các ĐVSNCL của các lĩnh vực khác, do đó, số biên chế để xác định định mức sử dụng xe cao hơn so với các ĐVSNCL khác.
![]() |
Dự thảo nghị định quy định việc quản lý xe ô tô phục vụ công tác chung tại các ĐVSNCL được thực hiện theo phương thức quản lý trực tiếp. Ảnh minh họa. |
Đối với các ĐVSNCL cấp tỉnh, tiêu chí xác định số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung tương tự như với các ĐVSNCL thuộc bộ, cơ quan trung ương và tổng cục.
Theo đó, định mức, tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của ĐVSNCL trực thuộc bộ, cơ quan trung ương, tổng cục và ĐVSNCL cấp tỉnh (trừ ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề) được xác định như sau:
Đơn vị có số biên chế đến 50 người được trang bị tối đa 1 xe. Tương tự đối với các đơn vị có biên chế từ trên 50 người đến 100 người là 2 xe; đơn vị có biên chế từ 100 người đến 200 người là 3 xe; đơn vị có biên chế từ 200 người đến 500 người là 4 xe; đơn vị có biên chế từ 500 người đến 1.000 người là 5 xe và đơn vị có từ trên 1.000 trở lên được trang bị tối đa 6 xe.
Đối với ĐVSNCL trực thuộc bộ, cơ quan trung ương, tổng cục và cấp tỉnh thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề được trang bị 1 xe nếu đơn vị có biên chế đến 100 người. Đơn vị có từ 100 người đến 300 người được trang bị tối đa 2 xe; đơn vị có từ trên 300 người đến 500 người được trang bị tối đa 3 xe; đơn vị có từ trên 500 người đến 1.000 người được trang bị tối đa 4 xe; đơn vị có từ trên 1.000 người đến 2.000 người tối đa 5 xe và đơn vị có từ trên 2.000 người được trang bị tối đa 6 xe.
Dự thảo nghị định cũng quy định việc quản lý xe ô tô phục vụ công tác chung tại các ĐVSNCL được thực hiện theo phương thức quản lý trực tiếp. Riêng đối với ĐVSNCL do nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên có số biên chế dưới 25 người thì không trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung. Trường hợp có đối tượng được sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung thì sẽ thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô hoặc thuê dịch vụ xe ô tô khi đi công tác.
Giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung được dự thảo nghị định quy định tối đa là 950 triệu đồng/xe. Trường hợp cần thiết phải mua xe từ 12 -16 chỗ ngồi thì mức giá tối đa là 1,3 tỷ đồng/xe. Trường hợp thường xuyên phải đi công tác đến địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy địnhc ủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì được trang bị xe ô tô 7 hoặc 8 chỗ ngồi 2 cầu với mức giá tối đa 1,6 tỷ đồng/xe./.
Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra
Tin khác

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
